Hình thức nuôi tôm ao đất, ao bạt hay ao đất bạt bờ,… nhìn chung đã không còn xa lạ đối với bà con nuôi tôm. Tuy nhiên, đối với bất kỳ hình thức nuôi nào thì “khí độc” vẫn xuất hiện. Trong mô hình nuôi tôm bằng ao đất, “khí độc” là một trong những nguy cơ gây nên dịch bệnh và làm mất mùa vụ mà nhiều bà con vẫn đang trăn trở. Vậy tôm nuôi ao đất bị khí độc xử lý như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây.
Vấn đề khí độc khi nuôi tôm ao đất gây khó khăn gì cho bà con?
Khác với mô hình nuôi tôm ao bạt, nuôi tôm ao đất nhìn chung đơn giản hơn về cơ sở vật chất cũng như khâu quản lý chăm sóc. Tuy nhiên, việc “nuôi nước” trong ao tôm chưa bao giờ dễ dàng và càng trở nên khó khăn hơn đối với nuôi ao đất. Tôm nuôi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất thải hữu cơ, các virus, vi khuẩn có hại, và khí độc phát sinh từ đáy ao. Ao nuôi tôm đất thường có diện tích lớn nên việc xử lý thường tốn kém chi phí và ít hiệu quả hơn.
Giai đoạn tôm lớn, từ ngày thứ 30 trở lên, bà con thường cho tôm ăn lượng thức ăn giàu dinh dưỡng để tôm có thể phát triển tốt. Nhưng thông thường, tôm chỉ hấp thụ được khoảng 30% thức ăn. Phần còn lại tôm ăn không hết dẫn đến dư thừa, phân tôm, tảo tàn, xác tôm lột,… không phân hủy được tồn tại dưới đáy ao kết hợp với mầm bệnh có sẵn dưới đáy gây ra khí độc trong ao.
Với mô hình nuôi ao đất, bà con thường không thay nước do có nguồn nước trong ao trữ lắng để thay hoặc không có hố xi phông để xi phông lượng chất thải. Do vậy, các chất hữu cơ tích tụ trong ao lâu ngày phân hủy yếm khí dưới đáy ao sẽ sản sinh ra các khí độc như: H2S, NO2, NH3,… Các khí độc này gây ảnh hưởng đến tôm nuôi, nếu không giải quyết kịp thời sẽ gây chết tôm hàng loạt khiến năng suất nuôi trồng giảm.
Rất nhiều hộ nuôi tôm ao đất mới được 30 ngày thì khí độc đã xuất hiện, hàm lượng khí độc cao vượt ngưỡng mức an toàn khiến bà con khó xử lý gây thiệt hại lớn do tôm còn nhỏ.
Hình 1. Tôm nuôi ao đất bị khí độc dẫn đến rớt cục thịt.
Khi hàm lượng khí độc trong ao cao, sẽ khiến tôm bị ngạt do khí độc cản trở hô hấp, tôm yếu, dễ mắc bệnh do sốc môi trường. Tôm nuôi ao đất bị khí độc cũng dẫn đến hiện tượng tôm rớt cục thịt. Tôm thiếu linh hoạt, bơi lờ đờ bắt mồi kém, chậm tăng trưởng. Đôi khi bị nặng, bà con sẽ phát hiện tôm chết dưới đáy ao hoặc trong vó. Tích tụ khí độc nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm sức đề kháng dẫn đến các bệnh như: Bệnh phân trắng, hội chứng gan tụy cấp tính, đen mang, EMS,…
Việc chăm sóc tôm trong ao đất có diện tích lớn chưa bao giờ dễ dàng, trên bờ ao đất rất dễ mọc cỏ, rong tảo phát triển nhanh hơn, cản trở sự lớn lên của tôm. Vì diện tích nuôi ao đất thường khá lớn (từ 1500-4000m2) nên việc quản lý và cải tạo khá khó khăn, tôm càng lớn càng dễ nhiễm bệnh do chất lượng nước không bảo đảm. Bên cạnh đó, nuôi tôm ao đất thường được áp dụng ở những hộ nuôi nhỏ lẻ, đầu ra của lượng tôm này thường không ổn định, dễ bị thương lái ép giá.
Hình 2. Sử dụng test SERA để kiểm tra nồng độ khí độc trong ao nuôi tôm.
Tôm nuôi ao đất bị khí độc xử lý như thế nào?
– Các biện pháp cần thực hiện ngay khi phát hiện tôm nuôi ao đất bị khí độc:
Tùy theo lượng khí độc xuất hiện trong ao đất mà bà con sẽ có các cách xử lý khác nhau. Đầu tiên, bà con cần test (kiểm tra) xem lượng khí độc đang ở mức nào (có thể sử dụng test SERA để tự test hoặc nếu muốn chính xác hơn, bà con đem mẫu nước ra các phòng lab để test). Khi phát hiện tôm nuôi ao đất bị khí độc ở mức vượt ngưỡng cho phép, bà con nên:
- Giảm 50% lượng thức ăn cho tôm hoặc nếu có thể cắt luôn lượng thức ăn trong trường hợp tôm nuôi ao đất bị khí độc cao.
- Nếu có điều kiện bà con có thể thay nước.
- Kiểm tra các chỉ số của pH, kiềm, Ca, Mg, NO2,…
- Nếu kiềm trong ao thấp bà con có thể sử dụng Bicarbonate để tăng kiềm.
- Nếu Mg thấp thì sử dụng MgCl2 hoặc Soda mix để tăng Mg.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý khí độc. Bà con tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng vi sinh “chuyên trị” khí độc là Nitrosomonas và Nitrobacter, thúc đẩy quá trình chuyển hóa/xử lý khí độc NH4/NH3 (Amonia) và NO2 (Nitrit) sang dạng NO3 (Nitrat) không gây độc cho tôm.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chuyên trị khí độc cho ao nuôi tôm.
– Đối với ao đã xuất hiện NO2 ≤ 5mg/l:
Khi phát hiện tôm nuôi ao đất bị khí độc, nhưng nồng độ khí độc còn thấp (NO2 ≤ 5mg/l) bà con đánh 3 nhịp (1.5 chai) liên tục vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại. Liều lượng sử dụng:
- Ngày 1: Ủ sục khí 1 lít AQUA N1 (1 chai) + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng canh Soda lạnh). Sau 24 đến 48 giờ lấy 25 lít vi sinh đã ủ xử lý cho ao 1000 m3 nước.
- Ngày 2: Bổ sung thêm vào bồn ủ 250ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh) sục khí 24 giờ, lấy tiếp 25 lít vi sinh ủ cho ao 1000 m3 nước.
- Ngày 3: Bổ sung thêm 250ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng canh Soda lạnh) sục khí 24 giờ, lấy 50 lít vi sinh ủ còn lại sử dụng cho ao 1000 m3 nước.
Để duy trì kiểm soát NO2 không tăng lại: Định kỳ 3-5 ngày sử dụng 1 lần: Ủ 100 ml AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng canh Soda lạnh) 24 đến 48 giờ xử lý cho ao 1000m3 nước.
– Đối với ao đã xuất hiện NO2 5mg/l < NO2 < 10mg/l:
Khi phát hiện tôm nuôi ao đất bị khí độc, nhưng nồng độ khí độc chưa quá cao (NO2 5mg/l < NO2 < 10mg/l) bà con đánh 3 nhịp liên tục (2 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại. Liều lượng sử dụng:
- Ngày 1: Ủ sục khí 1 lít AQUA N1 (1 chai) + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh). Sau 24 đến 48 giờ lấy 25 lít vi sinh ủ xử lý cho ao 1000m3 nước.
- Ngày 2: Bổ sung thêm vào bồn 500 ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh) sục khí 24 giờ, lấy tiếp 25 lít vi sinh ủ cho ao 1000m3 nước.
- Ngày 3: Bổ sung thêm 500 ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh) sục khí 24 giờ, lấy 50 lít vi sinh ủ còn lại cho ao 1000m3 nước.
Để duy trì kiểm soát NO2 không tăng lại: Định kỳ 3 – 5 ngày sử dụng 1 lần: ủ 100 ml AQUA N1 + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh) 24 đến 48 giờ để xử lý cho ao 1000m3 nước.
– Đối với ao đã xuất hiện NO2 > 10 mg/l:
Khi phát hiện tôm nuôi ao đất bị khí độc với nồng độ cao (NO2 > 10 mg/l), lúc này bà con cần sử dụng liều cao để tránh khí độc phát tán mạnh. Tiến hành đánh 3 nhịp liên tục (3 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại. Liều lượng sử dụng:
- Ngày 1: Ủ sục khí 2 lít AQUA N1 (2 chai) + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng canh Soda lạnh). Sau 24 đến 48 giờ lấy 25 lít vi sinh đã ủ xử lý cho ao 1000m3 nước.
- Ngày 2: Bổ sung thêm vào bồn 500 ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh) sục khí 24 giờ, lấy tiếp 25 lít vi sinh ủ cho ao 1000m3 nước.
- Ngày 3: Bổ sung thêm 500 ml AQUA N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh) sục khí 24 giờ, lấy 50 lít vi sinh ủ còn lại sử dụng cho ao 1000m3 nước.
Để duy trì kiểm soát NO2 không tăng lại: Ủ 250 ml + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (1 muỗng Soda lạnh) 24 đến 48 giờ để xử lý cho 1000m3 nước.
Lưu ý: Không sử dụng vi sinh trong và sau khi diệt khuẩn, nếu muốn sử dụng thì phải cách thời gian diệt khuẩn ít nhất 24 – 48 giờ.Vì sử dụng vi sinh trong lúc diệt khuẩn sẽ làm mất tác dụng của vi sinh.
Trong quá trình nuôi tôm, khí độc luôn là nỗi trăn trở lớn nhất của bà con. Ao nuôi tôm nhiễm khí độc sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ao đất còn khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, Biogency khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa để tránh để lại những thiệt hại đáng tiếc.
Mọi thắc mắc về vấn đề tôm nuôi ao đất bị khí độc, bà con đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc kịp thời. Xin chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Tôm nhiễm ký sinh trùng nhận biết bằng cách nào? Một số biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả