Hiện nay diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng. Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, quá trình nuôi tôm nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nói chung và sự phát triển của tôm nuôi nói riêng. Đặc biệt là nước thải nuôi tôm nếu không được xử lý triệt để sẽ để lại hậu quả không lường cho bà con nuôi trồng thủy sản. Vậy làm sao để xử lý nước thải ao nuôi tôm hiệu quả? Cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Vì sao phải xử lý nước thải ao nuôi tôm?
Nước thải ao nuôi tôm là lượng nước được thải ra từ ao nuôi với lượng lớn các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thức ăn thừa hay phân tôm.
Hiện nay, đa phần các hộ nuôi tôm vẫn chưa có một quy trình cụ thể cũng như kinh nghiệm trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm bài bản. Vì vậy, các chất thải hay các loại thuốc hóa học dùng trong ao nuôi không được xử lý đúng quy định, xả thẳng ra môi trường gây ảnh hưởng đến con người, động vật, cây cối,… Đặc biệt là với những khu vực nuôi tôm số lượng và quy mô lớn, nước thải ao nuôi để lại nhiều tác động tiêu cực cho môi trường tự nhiên.
Các chất thải từ ao nuôi thường là: Thức ăn thừa của tôm còn lắng thải, chất thải của tôm, các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng và các loại thuốc trị bệnh, kháng sinh cho tôm,…
Thức ăn thừa, phân tôm và các chất khác thường lắng đọng dưới nền đáy tạo một lớp bùn gây thiếu oxy và chúng chứa các chất độc như Ammoniac, Sunfuric. Tôm sẽ có xu hướng tập trung nơi sạch sẽ và tránh những nơi có chất bẩn, do đó việc rải thức ăn không hợp lý sẽ gây đến sự dư thừa cùng với đó là ảnh hưởng đến quá trình sống của tôm do tập trung một chỗ, làm tăng mật độ nuôi đột ngột tại một số khu vực trong ao.
Cùng với đó, khi chất lượng nước và đáy ao bị nhiễm bẩn sẽ bị tác động trực tiếp đến sự sống của tôm, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch tôm. Tôm dễ bị mắc nhiều loại bệnh, lười ăn, và có thể gây chết hàng loạt.
Hình 1. Mô hình nuôi tôm lớn dẫn đến lượng nước thải trong ao nuôi cũng tăng cao.
Nước ao nuôi tôm sau khi thải ngoài chứa những chất hữu cơ, chất ô nhiễm thì thường sẽ mang theo nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Nếu không được xử lý triệt để sẽ vô tình cấp vào ao những rủi ro về mầm bệnh từ ao khác qua mà không thể kiểm soát kịp thời.
Khi nguồn nước thải ao nuôi tôm không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho các kênh rạch bị ô nhiễm, hệ sinh thái xung quanh bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Việc tái tạo lại môi trường nuôi tôm cũng sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và vật tư. Vì vậy bà con cần phải tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm để phòng tránh kịp thời những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, tôm nuôi và sức khoẻ của chính mình.
3 phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm phổ biến nhất hiện nay
Để xử lý nước thải ao nuôi tôm hiệu quả, bà con nên cân nhắc lắp đặt hệ thống ao nuôi kết hợp với các phương pháp xử lý ngay từ khâu chuẩn bị ao. Cùng với đó là trong quá trình thả tôm và thu hoạch cũng cần lưu ý các yếu tố tác động dẫn đến nước thải ao nuôi không đạt chuẩn đầu ra như: Thức ăn tôm, thuốc kháng sinh cho tôm, thuốc xử lý ao nuôi,…
Hôm nay, Biogency xin được chia sẻ với bà con ba phương pháp phổ biến, dễ áp dụng lại hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải ao nuôi tôm, đó là: Phương pháp sử dụng hệ sinh vật, phương pháp sử dụng hệ động vật và phương pháp ao sinh học.
– Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp sử dụng hệ sinh vật có trong nước để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải
Trong môi trường nước tồn tại một số loài sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng để sinh trưởng và phát triển. Do đó, ta có thể lợi dụng đặc tính này để hấp thụ và tiêu hủy các chất hữu cơ, các chất gây ô nhiễm có trong nước thải nuôi tôm.
Cơ chế của phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng cách sử dụng hệ sinh vật là các sinh vật được đưa vào ao nuôi sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ, chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng, phân hủy các hợp chất ô nhiễm.
Tuỳ vào mỗi đặc tính của môi trường ao nuôi mà bà con sử dụng phương pháp hệ sinh vật để xử lý nước thải hiếu khí, kỵ khí, hay tùy nghi.
Phương pháp này có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Khử các chất hữu cơ, giảm các chỉ tiêu COD, BOD, TSS,… trong nước thải ao nuôi. – Hệ thống vận hành ổn định, hiệu suất xử lý cao. – Tiết kiệm chi phí đầu tư và nhân công vì không cần đến nhiều máy móc. – Giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường khi không sử dụng các loại hóa chất độc hại. |
– Chính vì cơ chế của phương pháp là sử dụng sinh vật, nên bà con phải cần lựa chọn nhóm vi sinh phù hợp với đặc tính nước thải ao nuôi của mình. |
– Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp sử dụng hệ động vật để hấp thu các chất gây ô nhiễm
Phương pháp sử dụng hệ động vật để xử lý nước thải ao nuôi tôm dựa trên quá trình chuyển hóa các vật chất có trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn để loại bỏ các chất gây ô nhiễm nước. Bà con nuôi tôm thường sử dụng các loài thực vật để hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước như Nitơ, Photpho, Carbon để tự nuôi sống chúng. Có 2 cách xử lý đặc trưng nhất là bằng cá rô phi và bằng sò huyết.
1. Xử lý bằng cá rô phi:
Cách này cần thiết kế hệ thống bể lọc gồm 2 ao nuôi cá rô phi và 1 ao cỏ rong với quy trình như sau:
- Nước thải chuyển qua xi phông từ ao nuôi sẽ được bơm vào bể lọc để tách riêng các hợp chất hữu cơ. Lúc này nước sẽ chảy xuống ao cá rô phi 1, cá ăn phần chất thải hữu cơ còn lại, các chất lơ lửng lắng xuống nước.
- Tiếp đó, nước lại chảy xuống ao cá thứ 2, tiếp tục như quy trình giống ao cá 1. Sau đó nước từ ao cá 2 sẽ chảy qua cống sang ao cỏ rong. Tại bể rong, các loại vi sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng ngăn chặn các chất lơ lửng, ngăn cản sự phát triển của tảo.
Với cách này, bạn có thể nuôi chung tôm với cá rô phi để tiết kiệm chi phí và diện tích. Trong ao, cá rô phi sẽ trực tiếp ăn phần chất thải mà tôm thải ra và các thức ăn thừa của tôm.
2. Xử lý nước bằng sò huyết:
Sò huyết nên được nuôi trực tiếp trong ao tôm có tác dụng giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du. Với việc xử lý nước thải bằng sò huyết, bà con cần xây một rãnh lắng bùn và thêm một ao xử lý và một ao chứa với quy trình như sau:
- Nuôi sò huyết với mật độ 80 con/m2 trong 15 ngày.
- Sau đó chuyển chúng sang ao chứa có thả cá rô phi hoặc cá vược để tăng hiệu quả xử lý.
Phương pháp này có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Cùng một lúc bà con có 2 nguồn thu nhập, vừa thu hoạch được tôm với năng suất hiệu quả vừa có nguồn thu hoạch từ cá rô phi hay sò huyết. Điều này làm tăng lợi nhuận kinh tế. – Xử lý được cả nước thải cho ao nuôi tôm và ao nuôi động vật khác. |
– Phương pháp này bắt buộc bà con phải có quy mô nuôi trồng với diện tích lớn để đáp ứng đủ các ao nuôi cho cả tôm và động vật khác. – Quy trình xây dựng và vận hành khá kỳ công, tốn thời gian. – Bà con cũng cần phải nghiên cứu và có kiến thức cho cả quá trình nuôi tôm và động vật khác như: cá rô phi, sò huyết. |
Trên thực tế, để tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành bà con có thể sử dụng kết hợp nhiều cách xử lý nước thải ao nuôi tôm khác nhau. Mỗi cách xử lý đều có những đặc điểm khác nhau, ưu và nhược điểm khác nhau nhưng chúng đều mang lại hiệu quả tốt trong việc xử lý nước thải ao nuôi tôm. Vì vậy bà con có thể cân nhắc và lựa chọn phù hợp cho ao nuôi của mình.
– Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học
Phương pháp ao sinh học dựa trên nguyên lý của phương pháp xử lý nước thải, nhờ vào quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ của các loại vi sinh, thủy sản ăn chất cặn lắng xuống đáy ao để xử lý các chất rắn lơ lửng và rong tảo.
Hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng ao sinh học này gồm nhiều loại ao như ao kỵ khí, ao hiếu khí, ao tùy nghi và ao lắng. Trong đó ao lắng là ao được sử dụng chủ yếu với tác dụng giữ lại phần chất lơ lửng trước khi nước thải được đưa vào các ao sinh học. Tại các ao xử lý sinh học, các chất này được phân huỷ sinh học bằng vệ vi sinh vật có trong ao như cá, sò, nghêu,…
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học được diễn ra như sau:
- Thiết bị lọc trống tách nước thải và nước xi phông khỏi các chất lơ lửng. Nước thải sẽ được đưa đến bể xử lý sinh học để sục khí. Một lượng lớn vi sinh vật hoạt động trong bùn thực hiện chuyển hóa các loại hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ hoặc sinh khối các loại vi khuẩn.
- Tiếp đó, nước thải được chuyển đến bể lắng để tách bùn, rồi chuyển qua bể khử trùng để diệt khuẩn. Cuối cùng nước thải được xả ra môi trường hoặc tái sử dụng. Còn lượng bùn đọng lại trong bể lắng sẽ được thu gom và xử lý để trồng cây.
Phương pháp này có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Không phải tốn quá nhiều chi phí trong việc xử lý nước thải. Tận dụng được các ao khác để nuôi các loại cá, sò, nghêu,…xử lý nước thải nuôi tôm lại tăng thêm thu nhập. – Phương pháp dễ thực hiện, ít chi phí. |
– Đòi hỏi bà con phải có quy mô nuôi tôm trên diện rộng, mô hình nuôi tôm với khối lượng nhiều. – Bà con cần được đào tạo kỹ về chuyên môn kỹ thuật mới có thể áp dụng hệ thống xử lý nước thải này để đạt hiệu quả cao trong việc nuôi tôm. – Lượng nước sau khi xử lý còn biến động là khá tốn thời gian để xử lý. |
Để giảm thiểu những khó khăn về thời gian và nồng độ ô nhiễm của nước thải nuôi tôm khi xử lý bằng phương pháp ao sinh học, bà con có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh có công năng xử lý nước, xử lý khí độc và xử lý đáy ao tôm để làm nước sạch, ao không nhớt bạt. Đặc biệt là giảm tối đa nồng độ ô nhiễm cho quá trình xử lý nước thải nuôi tôm với diện tích lớn. Tham khảo thêm: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chuyên xử lý nước nuôi tôm >>>
Hy vọng qua bài viết bà con có thể vận dụng phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm phù hợp với quy mô và đặc tính ao nuôi mình. Để được tư vấn kỹ hơn về các loại men hỗ trợ quá trình phát triển của tôm và xử lý nước ao nuôi tôm, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE 0909 538 514, Biogency sẽ hỗ trợ bà con nhanh nhất! Chúc bà con có những mùa vụ bội thu.
>>> Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng trong hệ tuần hoàn RAS