“Tôm rớt cục thịt” là hiện tượng không người nuôi tôm nào muốn gặp phải, là nỗi ám ảnh của hầu hết bà con nuôi ao bạt. “Tôm rớt cục thịt” gây thiệt hại về số lượng tôm, tôm chết ngày một tăng (dần dần từ vài ký lên đến vài chục ký, thậm chí chết đến cả vài tạ tôm). Vì vậy hiểu rõ và khắc phục tình trạng này là điều bà con vẫn luôn tìm cách mỗi khi vào vụ. Cùng BIOGENCY xem những cách khắc phục và phòng ngừa “tôm rớt cục thịt” qua bài viết dưới đây.
Tôm rớt cục thịt có ảnh hưởng gì đến ao tôm?
“Tôm rớt cục thịt” là cụm từ bà con ta hay gọi khi thấy tôm chết còn tươi mềm, phần đầu và các phần phụ như râu, chân bơi, chân bò, đuôi đã bị các con tôm khỏe mạnh rỉa ăn. Tôm chết non và rớt xuống đáy như vậy thường thấy ở các ao nuôi lót bạt có mật độ nuôi dày sau khoảng 1,5 tháng nuôi cho đến lúc thu hoạch.
Hình 1. Tôm chết khi thịt còn tươi mềm, không còn vỏ.
Như đã nói “tôm rớt cục thịt” chính là tôm đã chết và rơi xuống đáy, vì vậy hiện tượng tôm rớt cục thịt quá nhiều sẽ gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân về sản lượng thu hoạch. Ngoài ra, xác tôm chết trong ao nuôi cũng là nguyên nhân gây ra các chất có hại gây ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi.
Tiến hành kiểm tra nguyên nhân tôm rớt cục thịt và những cách xử lý phù hợp
– Thứ nhất, kiểm tra tỷ lệ khoáng, oxy, pH và độ kiềm:
Tôm rớt cục thịt thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa, sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm pH giảm sẽ kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra nhanh chóng hơn và điều này dễ làm tôm chết trước, trong và sau khi mưa.
Cách khắc phục:
- Tăng pH cho ao nuôi: Để tăng nhanh độ pH trong ao, bà con bón lót từ 50 đến 100kg Ca(OH)2 hòa tan trong nước vào những ngày mát, chiều muộn hoặc những ngày mưa.
- Trong lúc mưa: Luôn chạy quạt nước, sục khí để đảm bảo các yếu tố của môi trường nước được ổn định nhất. Giảm lượng thức ăn khi trời mưa to kéo dài.
- Sau khi mưa: Bổ sung thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho ao nuôi để cạnh tranh với các vi khuẩn có hại trong ao. Và bổ sung khoáng (như Natri, Kali và Magie…) để giúp tôm nhanh cứng vỏ khi lột xác.
– Thứ hai, mật độ nuôi dày khiến tôm thiếu dinh dưỡng, suy yếu hệ miễn dịch:
Cách khắc phục: Bà con nên thả tôm với mật độ phù hợp, tránh thả dày khiến tôm đến giai đoạn lột xác sẽ không chịu nổi, cả việc con khỏe tấn công con yếu cũng thường xảy ra trong giai đoạn này.
– Thứ ba, kiểm tra nồng độ khí độc trong ao:
Khi vừa mới lột xong tôm rất yếu, nếu trong ao xuất hiện khí độc NO2, NH3, chúng sẽ ngay lập tức bám vào mang tôm khiến tôm không hô hấp được dẫn đến chết khi chưa làm vỏ kịp.
Cách khắc phục: Sử dụng những phương pháp quản lý môi trường nước và phòng ngừa khí độc NH3, NO2 từ giai đoạn đầu (trước 1,5 tháng) để khi tôm đến giai đoạn lột vỏ không bị yếu tố môi trường tấn công. Xem thêm: Xử lý khí độc, Xử lý nước & Xử lý đáy ao tôm >>>
– Thứ tư, do sụp tảo, tảo tàn trong quá trình nuôi:
Tảo tàn sẽ sinh ra khí độc đặc biệt là H2S, tôm chết do ngộ độc H2S cũng như độc NO2. Đồng thời tảo tàn là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng cùng với sức khỏe tôm đang suy giảm làm tôm càng dễ nhiễm bệnh: Rỗng ruột, đốm đen, đen mang, và hoại tử gan cấp tính.
Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh đáy ao, nhớt bạt vì H2S sinh ra chủ yếu từ việc tích tụ chất bẩn dưới đáy. Sử dụng vi sinh làm sạch nhớt bạt, giảm bùn đáy tích tụ. Giữ cho đáy bạt sạch là cách tránh những nguy cơ tiềm ẩn từ khí độc H2S.
Bên cạnh đó, nếu tôm bị nấm khi lột sẽ dễ bị dính chân, dính đuôi và chết.
Cách phòng ngừa hiện tượng tôm rớt cục thịt trong quá trình nuôi
Để phòng ngừa hiện tượng tôm rớt cục thịt xuất hiện trong ao nuôi của mình, bà con cần:
- Chủ động thả tôm mật độ vừa phải ngay từ đầu vụ.
- Cần theo dõi biến động thời tiết vào mùa mưa để có những biện pháp kịp thời cho ao tôm.
- Nuôi nước ao tôm khỏe, sạch đủ điều kiện cho tôm phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho tôm, môi trường nước ổn định sẽ hạn chế khí độc NH3, NO2 sinh ra trong quá trình nuôi.
- Vệ sinh đáy bạt thường xuyên, tránh rong nhớt bám nhiều lên bạt, hạn chế bùn đáy tích tụ.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho tôm bằng men đường ruột giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt, tăng đề kháng chống lại bệnh lý khó lường.
Hình 2. Hố xi-phông giúp nền đáy ao nuôi sạch cặn, nhớt.
BIOGENCY cung cấp men vi sinh hỗ trợ cho một ao tôm khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu
Men vi sinh “nuôi nước” Microbe-Lift AQUA C giúp gây màu trà ao tôm, quản lý môi trường nước ao đủ điều kiện cho tôm phát triển thuận lợi đồng thời hạn chế nhiễm bệnh ở giai đoạn sau.
Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter có khả năng chuyển hóa theo chu trình nitơ, từ dạng NO2- rất độc sang dạng NO3- ít gây hại đến tôm. BIOGENCY khuyên bà con nên dùng từ giai đoạn đầu từ 10 ngày trở đi vì những lí do:
- Mặc dù bà con chưa nhìn thấy hiện tượng gì nhưng khoảng 10-30 ngày trong ao đã có thức ăn dư thừa và việc hình thành NO2- luôn tiềm ẩn, sử dụng vi sinh xử lý tại giai đoạn này sẽ phòng ngừa khí độc tăng cao ở các giai đoạn sắp tới.
- Khí độc luôn được kiểm soát ở giai đoạn đầu thì lúc tôm lột vỏ cũng không bị yếu tố khí độc làm ảnh hưởng.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA xử lý nhớt bạt, đáy ao, giảm bùn đáy tích tụ, giảm khí H2S sinh ra từ đáy ao.
Ngoài ra, hỗ trợ đường ruột tôm với men đường ruột Microbe-Lift DFM với các chủng lợi khuẩn giúp tôm tăng đề kháng chống lại các tác nhân gây hại trong ao.
Hình 3. 4 dòng sản phẩm vi sinh Microbe-Lift nhập khẩu trực tiếp từ USA.
Vậy là bài viết này đã chia sẻ đến bà con các thông tin về hiện tượng “tôm rớt cục thịt” và những cách xử lý cũng như phòng ngừa. Mong rằng với những thông tin này giúp ích được bà con. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm thẻ, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bà con trong mọi vụ nuôi.
>>> Xem thêm: Giải pháp nuôi tôm bền vững