Tôm bị đứt ruột, rỗng ruột là một tình trạng thường xuyên xảy ra khi thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, thời gian nuôi kéo dài, tôm yếu và kết quả mùa vụ của bà con nuôi tôm. Vậy do đâu mà tôm bị đứt ruột, rỗng ruột? Điều trị và phòng ngừa bằng cách nào? Bài viết này sẽ giúp bà con giải đáp để có vụ nuôi tốt nhất!
Dấu hiệu tôm bị đứt ruột, rỗng ruột
Hiện tượng tôm bị đứt ruột, rỗng ruột thường xảy ra chủ yếu ở giai đoạn 2 và 3, đặc biệt trong quý III và các tháng đầu tiên của quý IV trong năm. Nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tôm bị rớt đáy, tăng trưởng chậm.
Một số dấu hiệu nhận biết tôm bị đứt ruột, rỗng ruột:
- Tôm có hiện tượng ốp thân, tôm ăn yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn, thời gian canh vó dài, số lượng rớt đáy tăng dần.
- Vỏ tôm mềm, sần sùi, thô ráp, có màu nhạt.
- Các bộ phận của tôm hầu hết đều còn đầy đủ nhưng tôm yếu không búng nhảy, đa số nằm yên.
- Tôm chết nhanh sau vài phút rời khỏi nước từ ao nuôi.
- Bên trong ruột tôm có xuất hiện dịch lỏng, màu nâu vàng, đen nhạt. Dịch lỏng này di chuyển qua lại khi bóp nhẹ thân tôm, hoặc khi tôm nghiêng lên xuống.
- Gan tôm nhỏ, màu gan nhợt nhạt, mờ hoặc có màu xám đen. Đường ruột tôm mờ, có màu đen nhạt, ruột bị đứt khúc hoặc rỗng ruột.
Hình 1. Tôm bị đứt ruột, rỗng ruột có xuất hiện dịch lỏng, màu nâu vàng hoặc đen nhạt trong ruột, di chuyển khi bóp nhẹ hoặc nghiêng tôm.
Hình 2. Gan tôm bị đứt ruột, rỗng ruột nhỏ, nhợt nhạt, có màu xám đen.
Nguyên nhân làm tôm bị đứt ruột, rỗng ruột
Nguyên nhân chính làm tôm bị đứt ruột, rỗng ruột chính là do nước của ao nuôi chưa được xử lý triệt để trong khi cải tạo ao. Đa số các ao nuôi có tôm bị đứt ruột, rỗng ruột thường có mật độ thả khá cao, nhưng quy trình cải tạo ao, xử lý nước ao nuôi chưa triệt để. Đây cũng là nguyên chính dẫn đến hiện tượng tôm bị đứt ruột, rỗng ruột.
Nước ao nuôi có mùi tanh hôi, keo đặc, tảo tàn là dấu hiệu của sự ô nhiễm. Bên cạnh đó, màu nước ao nuôi nếu không được xử lý đúng cách sẽ có màu nâu đen hay nâu đỏ biểu thị cho sự tồn tại của các loại tảo độc như tảo mắt, tảo giáp. Ngoài ra, những chất hữu cơ, mùi hôi còn tồn đọng dưới đáy ao nuôi cũng là nguyên nhân làm tôm bị đứt ruột, rỗng ruột.
Ngoài ra, tôm bị đứt ruột, rỗng ruột khi ăn phải các loại thức ăn kém chất lượng, chứa các độc tố như các loại tảo độc hoặc vi khuẩn có hại. Không những vậy, yếu tố môi trường, thời tiết cũng là một tác nhân gây ra bệnh đứt ruột, rỗng ruột trên tôm. Do thời tiết thay đổi thất thường, những ngày mưa nắng đột ngột sẽ gây tác động lớn đối với môi trường nước ao nuôi tôm.
Hình 3. Nước ao nuôi chưa được xử lý triệt để là nguyên nhân chính làm tôm bị đứt ruột, rỗng ruột.
Cách điều trị và phòng ngừa tôm bị đứt ruột, rỗng ruột
– Cách điều trị tôm bị đứt ruột, rỗng ruột
Khi phát hiện tôm bị đứt ruột, rỗng ruột, bà con áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
- Ngưng cho tôm ăn trong vòng 1-2 ngày. Sau đó, cho tôm ăn lại chỉ với 50% lượng thức ăn so với ban đầu, rồi từ từ tăng dần vào các ngày tiếp theo.
- Nếu tôm khỏe, bà con có thể thay 30 – 50% nước và sử dụng các hóa chất như BKC, Iodine, H2O2, KMnO4 để diệt khuẩn nước ao nuôi với liều dùng tùy thuộc vào sức khỏe của tôm.
- Cải thiện các thông số như độ kiềm, độ pH.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học chứa nhóm vi sinh vật Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter để gây lại hệ vi sinh có lợi cho ao nuôi. Xem thêm: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng vi sinh Nitrosomonas, Nitrobacter >>>
- Trộn các chất hỗ trợ cho chức năng gan như Sorbitol, Methionine, Choline, men tiêu hóa,… cùng với thức ăn cho tôm.
- Sử dụng các loại thảo dược: trà xanh, cau, trầu, trâm bầu,…xay nhuyễn và kết hợp với Berberine, Carbomango nhằm hỗ trợ khắc phục tôm bị đứt ruột, rỗng ruột.
- Bổ sung các loại enzyme, men tiêu hoá thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces + Carbomango và Berberin 5mg/kg thức ăn để cải thiện đường ruột tôm.
- Sổ, phòng ký sinh trùng định kỳ cho tôm, giúp tôm bắt mồi, tiêu hóa tốt và sinh trưởng nhanh.
– Phòng ngừa tôm bị đứt ruột, rỗng ruột
Trên thực tế, việc phòng ngừa tôm bị đứt ruột, rỗng ruột vẫn chưa thật sự được bà con đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, để chủ động và vụ nuôi đạt hiệu quả tốt nhất, bà con cần phòng bệnh bằng cách:
- Bà con cần đảm bảo quy trình xử lý nước, khai thác đúng vai trò của từng ao. Bên cạnh đó, cần phải loại bỏ triệt để các chất thải còn sót lại từ vụ nuôi trước ở giai đoạn cải tạo ao hồ. Ngoài ra, đối với ao nuôi công nghệ cao, cần đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống ao xử lý nước, ao lắng lọc, ao sẵn sàng,…
- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi tôm (Microbe-Lift AQUA SA), cũng như xử lý nước ao nuôi với Microbe-Lift AQUA C thường xuyên, đúng liều lượng để loại bỏ triệt để mầm bệnh từ vi khuẩn, virus, tảo độc, nấm có trong ao.
Hình 4. Bộ đôi men vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA SA và xử lý nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C.
- Chọn giống tôm chất lượng, có thể kiểm tra bằng các phương pháp PCR, sốc hóa chất, sốc mặn hoặc đánh giá cảm quan. Không sử dụng tôm giống không rõ nguồn gốc, trôi nổi.
- Bổ sung dinh dưỡng, chất hỗ trợ gan vào thức ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho tôm.
- Bổ sung men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để hỗ trợ tiêu hóa cho tôm.
Hình 5. Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM hỗ trợ tôm tiêu hóa tốt.
Hy vọng qua những thông tin trên bài viết, Biogency đã giúp bà con biết thêm về nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa tôm bị đứt ruột, rỗng ruột. Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ giải pháp xử lý tôm bị đứt ruột, rỗng ruột, bà con liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm đường ruột cấp trên tôm phòng ngừa bằng cách nào?