Từ thực tế những chuyến đi đến thăm ao và làm việc cùng bà con nuôi tôm, đội ngũ Biogency nhận thấy nhiều khó khăn của bà con trong từng mùa vụ. Mỗi địa phương nuôi tôm lại có những khó khăn riêng. Hãy cùng Biogency tìm hiểu xem khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm mà bà con thường gặp là gì, và cách khắc phục như thế nào để từ đó giúp phát triển nghề nuôi một cách lâu dài hơn.
Khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm mà bà con đang đối mặt
Nghề nuôi tôm từng là nghề “hái ra tiền” ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long nước ta nhưng thời gian gần đây con tôm lâm vào khủng hoảng trầm trọng khi xuất khẩu ì ạch, giá tôm nguyên liệu nguyên liệu giảm mạnh. Khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm mà bà con phải đối mặt là:
– Thời tiết thay đổi thất thường:
Yếu tố thời tiết là yếu tố bất lợi nhất cho bà con nuôi tôm đặc biệt là thời tiết trái mùa, dự báo chưa chính xác làm bà con không trở tay kịp.
– Dịch bệnh:
Dịch bệnh đang có chiều hướng càng ngày càng phức tạp đặc biệt là bệnh EHP và hoại tử gan tụy, có khuynh hướng kháng thuốc, sức tàn phá khủng khiếp. Bệnh phân trắng xuất hiện nhiều cũng do di chứng của EHP. Xem thêm: Ký sinh trùng EHP: Hiểm họa với ngành nuôi tôm ở nước ta >>>
– Môi trường nước nuôi ô nhiễm:
Môi trường nuôi ô nhiễm khiến tôm chết tràn lan khiến nhiều hộ nuôi tôm rơi vào cảnh khó khăn, đây cũng chính là một trong những khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm hiện nay.
Tại nguồn nước cấp vào ao, khi bà con nuôi siêu thâm canh mà không xử lý nước, không có biện pháp tách thải mà cứ thế xả thải ra môi trường làm ô nhiễm môi trường sông, kênh rạch. Theo dòng tuần hoàn, các chỉ số nguy hiểm từ đó lại hiện hữu ngay từ nước cấp vào ao trong vụ nuôi mới của bà con.
Hình 1. Ao nuôi tôm của người dân đang trong giai đoạn chờ cải tạo, vệ sinh ao nuôi.
– Chất lượng con giống kém:
Chất lượng con giống hiện nay rất khó lựa chọn lứa tôm vừa ý. Con giống phải hoàn toàn sạch bệnh ngay từ đầu.
– Nhân lực không đủ:
Ngành nuôi tôm phát triển quá nhanh lại hay tập trung tại một vùng vì thế nguồn nhân lực không đủ, kèm theo sự phát triển này nên nhiều lúc bà con cũng khó khăn trong việc tìm được người công nhân đứng nuôi thực sự tốt và có nghề.
– Thiếu nước nuôi:
Tại các vùng thiếu nước nuôi rất khó khăn cho những hộ nuôi theo quy trình thay nước thường xuyên.
– Nhiều sản phẩm nuôi tôm khác nhau:
Thị trường xuất hiện quá nhiều sản phẩm từ cao cấp đến bình dân, từ loại nhập khẩu đến loại tự chế không nhãn mác với nhiều mức giá khiến bà con khó chọn lựa đưa vào sử dụng.
Làm thế nào để nuôi tôm hiệu quả?
Để khắc phục khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm đến từ môi trường nuôi bị ô nhiễm, bà con nên:
- Tuân thủ lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản hàng năm, đầu tư vào việc xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh xảy ra từ nguồn tôm giống bị nhiễm bệnh.
- Nghiên cứu về tính năng, công dụng, thành phần của các sản phẩm trên thị trường để có những quyết định chính xác.
- Ứng dụng những phương pháp nuôi phù hợp với vấn nạn ô nhiễm môi trường nước, hiện trạng thiếu nước nuôi.
- Ban ngành tích cực tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, tăng cường công tác quản lý từng vùng nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh phục vụ tốt sản xuất.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền người dân có đủ điều kiện mới được nuôi tôm siêu thâm canh.
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, thẩm định các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.
Nuôi tôm là nuôi nước, khó khăn chủ yếu của việc nuôi tôm cũng đến từ môi trường nước mà ra. Do đó, quản lý tốt môi trường nước sẽ giúp bà con nuôi tôm khỏe hơn, tôm ít nhiễm bệnh và về size lớn cũng như chất lượng thịt tốt hơn. Bà con có thể tham khảo thêm các dòng men vi sinh xử lý nước, xử lý khí độc và xử lý đáy nhớt bạt đến từ thương hiệu men vi sinh Microbe-Lift để giúp nuôi tôm tốt hơn.
Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.
>>> Xem thêm: NH3 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng nào là đáng lo ngại?