Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố quyết định một vụ nuôi có thành công hay không. Ngoài những yếu tố chính như: con giống, thức ăn,… thì các điều kiện của môi trường nước, điển hình là độ kiềm cũng được coi là một trong những yếu tố rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Vậy độ kiềm bao nhiêu là phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng?
Độ kiềm là gì? Vai trò của độ kiềm trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Độ kiềm là tổng hàm lượng chất khoáng như Canxi, Magie, Kali… ở dạng muối mà quan trọng nhất là muối Canxi Cacbonat (CaCO3) và Magie Cacbonat (MgCO3) ở trong nước, thức ăn hoặc việc ta bổ sung vào ao tôm để giúp việc lột xác của tôm tốt hơn, cứng vỏ và giúp pH của nước ổn định.
Vai trò của độ kiềm trong nuôi tôm thẻ chân trắng:
- Giúp quá trình lột xác của tôm được đều, đồng loạt. Giảm thiểu hiện tượng dính vỏ, bó vỏ không lột xác được.
- Độ kiềm trong khoảng cho phép thì sẽ trở thành hệ đệm cho pH. Khi pH tăng độ kiềm sẽ phóng thích ra các hàm lượng cần thiết của ion H+ hoặc OH- để làm giảm pH. Ngược lại, pH giảm thì độ kiềm cũng giúp pH tăng lại và ổn định pH trong ngày.
- Kiềm cung cấp CO2, HCO3- và CO3 cho quá trình quang hợp tảo.
- Kích thích quá trình khử NH3/NH4+ và NO2 khi vi khuẩn hiếu khí Nitrat hóa phát triển.
- Tham gia cân bằng ion Canxi và CO2 trong ao nuôi.
- Cải thiện chất lượng nước.
Độ kiềm bao nhiêu là phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng?
Độ kiềm trong ao nuôi rất đa dạng, phụ thuộc vào từng loại tôm mà bà con nuôi. Đối với tôm thẻ chân trắng, độ kiềm trong ao nuôi tôm cũng có sự khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm, cụ thể là:
- Đối với tôm mới thả, độ kiềm thích hợp là 100-120 ppm.
- Đối với tôm 45 ngày tuổi trở lên, độ kiềm thích hợp là 120-150 ppm.
- Đối với tôm 90 ngày tuổi trở lên, độ kiềm thích hợp là 150-200 ppm.
Độ kiềm cao, thấp ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Nếu độ kiềm của nước quá thấp hoặc quá cao, có thể gây ra vấn đề sức khỏe cho tôm:
- Độ kiềm cao: Trong nuôi tôm, nếu tảo phát triển quá mức sẽ làm cân bằng Carbonate trong nước dịch chuyển sang phía hình thành CO32-, khiến cho độ kiềm của nước tăng. CaCO3 > 200 mg/l kết hợp cùng với pH> 8,5 lại ngăn cản quá trình lột xác của tôm, do hàm lượng kim loại nặng và phèn trong ao cao, vôi hóa lớp vỏ làm tôm lột xác chậm dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn và phân đàn.
- Độ kiềm thấp: CaCO3 < 100 mg/l do trong ao nuôi nhiều ốc và nhuyễn thể cạnh tranh lượng kiềm với tôm nuôi, làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, dẫn đến tôm bị mềm vỏ, cong thân đục cơ, chậm lớn và có tỷ lệ sống thấp. Ngoài ra, đối với các ao nuôi có độ kiềm thấp (CaCO3 < 50 mg/l) thường khó gây màu nước.
Cách kiểm tra nồng độ kiềm trong ao nuôi tôm
Để kiểm tra nồng độ kiềm trong ao nuôi, bà con có thể sử dụng máy đo nồng độ kiềm hoặc test sera kH để kiểm tra. Độ kiềm mà chúng ta đo được bằng test kit SERA hoặc phương pháp phân tích hóa học gọi là độ kiềm tổng số, hay còn gọi tắt là CaCO3 (mg/L).
Cách sử dụng bộ test kit sera kH để đo nồng độ kiềm:
- Bước 1: Rửa sạch lọ thủy tinh đựng mẫu nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài
- Bước 2: Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều (sau mỗi giọt), đến khi nước trong lọ chuyển từ màu vàng sang xanh thì dừng lại.
- Bước 3: Đếm tổng số giọt thuốc thử đã nhỏ vào mẫu nước. Nhập vào bảng để xác định độ kiềm CaCO3.
Cân bằng kiềm trong ao nuôi tôm bằng cách nào?
Trong quá trình nuôi tôm rất dễ xảy ra tình trạng độ kiềm trong ao bị giảm làm ảnh hưởng tới tôm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển quá mức của nhiễm thể hai mảnh, vẹm hến, do đáy ao bị nhiễm phèn hoặc ao nuôi bị đóng rong. Lúc này để nâng kiềm trong ao nuôi, bà con nên tìm ra chính xác nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả và tận gốc.
Trước tiên bà con cần vệ sinh ao nuôi, loại bỏ hết vẹm ốc, hến và nhiễm thể hai mảnh có ở trong giai đoạn nuôi để giúp nhanh chóng nâng độ kiềm trong ao.
Tiếp theo, bà con có thể dùng vôi bột để xử lý, bà con có thể dùng Dolomite, vôi tôi Ca(OH)2 hoặc NaHCO3 công nghiệp, đây là cách được xem là tăng độ kiềm trong ao nuôi khá đơn giản và hiệu quả được nhiều bà con nuôi tôm áp dụng. Tỷ lệ rắc vôi tầm 2-3kg với khoảng 100m3 nước, bà con có thể hòa vôi bột với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao. Thời điểm tạt thích hợp là lúc 10 giờ tối, chú ý làm liên tục vài ngày để tăng độ kiềm trong ao nuôi hiệu quả.
Nếu trong ao nuôi có nhiều rong nhớt và tảo, bà con nên diệt tảo.Thời gian thích hợp để diệt tảo là vào buổi sáng và cần đảm bảo duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao. Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học để loại bỏ tảo, bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift PBD để cắt tảo, loại bỏ các loại tảo độc như: tảo giáp, tảo mắt, tảo đỏ trong ao. Ngoài ra giúp phân hủy xác tảo tàn, làm sạch nước, giúp giảm khí độc sinh ra do tảo tàn.
Đối với ao nuôi bị khí độc NH3/NO2 bà con có thể sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chuyên xử lý khí độc, phục hồi tôm bị bệnh và giúp tôm khỏe. Bên cạnh đó, bà con có thể kết hợp sử dụng Microbe-Lift AQUA C chuyên làm sạch nước, phân hủy chất bẩn từ thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo tàn,…
Ngoài ra, nếu có điều kiện bà con có thể sử dụng bạt HDPE lót ao để điều hòa được độ kiềm và độ pH trong ao nuôi.
Hy vọng với các chia sẻ trên, bà con có thể hiểu rõ hơn về độ kiềm trong ao nuôi tôm và cách tăng/giảm kiềm khi cần thiết. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, cách tăng/giảm độ kiềm