Độ đục cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sống còn của tôm cũng như tác động đến hiệu quả của vụ nuôi. Nước ao nuôi tôm bị đục là tình trạng bà con nào cũng có thể gặp phải khi nuôi tôm đặc biệt là vào mùa mưa. Vậy độ đục trong ao nuôi tôm nên duy trì bao nhiêu và cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục như thế nào để hiệu quả?
Độ đục trong ao nuôi tôm lý tưởng nhất là bao nhiêu?
Ngoài các chỉ số trong ao nuôi như: nồng độ oxy hòa tan, độ pH, độ mặn, độ kiềm,… thì độc đục cũng là một yếu tố nên được bà con quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm.
Theo các chuyên gia thủy sản thì độ đục lý tưởng nhất của ao nuôi tôm dao động từ 30-45 NTU. Độ đục quá cao hay quá thấp đều gây bất lợi cho ao nuôi tôm và làm giảm năng suất ao nuôi. Chỉ có độ đục tiêu chuẩn mới có thể giúp tôm sinh sản và phát triển tốt.
Trường hợp 1: Cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục cao
Khi độ đục trong nước cao quá mức sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan, vì ánh sáng mặt trời khó đi vào nước. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của tôm, ức chế sự phát triển của các sinh vật phù du. Ngoài ra, độ đục quá cao còn làm phân tầng oxy trong ao nuôi và gây chênh lệch về nhiệt độ. Xem thêm: Khoảng nhiệt độ cho tôm sinh trưởng tốt nhất là bao nhiêu? >>>
Nước ao nuôi tôm bị đục nhiều còn làm lượng phù sa tồn đọng trên nền đáy, tôm gặp khó khăn trong quá trình hô hấp do lượng phù sa bao phủ trên vỏ tôm làm giảm cường độ bắt mồi của tôm. Khi ao bị đục thường có nhiều bùn, sẽ làm tắc nghẽn mang tôm và trực tiếp làm chấn thương mô của tôm.
Khi độ đục cao ao nuôi sẽ thiếu oxy, khi thiếu oxy tôm sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: Tôm nổi đầu vào sáng sớm và bơi lờ đờ, tỷ lệ tăng trưởng của tôm sẽ giảm nếu tình trạng này kéo dài.
– Nguyên nhân dẫn đến nước ao nuôi tôm bị đục cao:
Thường có 2 nguyên nhân chính làm nước ao nuôi tôm bị đục cao là:
+ Do các yếu tố tự nhiên:
- Các hạt keo đất sét trong ao, các hạt vô cơ điện tích âm như phù sa hoặc đất sét được lắng dưới đáy, bị khuấy đảo lơ lửng trong nước do sục khí, chạy quạt, hoạt động của tôm làm ao nuôi bị đục.
- Thời tiết thất thường, đặc biệt là ao đất mưa lớn kéo dài làm rửa trôi lượng đất xung quanh bờ, lượng bùn đất này là nguyên nhân chính gây đục nước trong ao vào mùa mưa.
- Hoạt động của tôm và các vi sinh vật trong ao làm đục nước ao nuôi tôm.
+ Do con người:
- Sử dụng các loại vôi kém chất lượng để tăng kiềm trong ao nuôi trước khi thả nuôi.
- Không cải tạo ao kỹ lưỡng, sên vét đáy ao chưa sạch, ao nuôi quá cạn và quạt nước quá mạnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ao nuôi bị đục.
- Người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn kém chất lượng cho tôm lâu ngày tích tụ dẫn đến nước ao nuôi tôm bị đục.
- Nguồn nước cấp vào ao không được xử lý kỹ qua ao lắng.
– Cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục cao:
Bà con có thể kiểm tra độ đục của nước bằng máy đo độ đục cầm tay để hạn chế rủi ro cũng như nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra những cách khắc phục kịp thời. Khi kiểm tra xong, nếu độ đục ở mức an toàn hoặc cao hơn một chút cũng không sao. Nhưng nếu có sự chênh lệch quá lớn, bà con nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra những cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục như dưới đây:
- Xử lý nước ao nuôi tôm bị đục bằng cách thay nước: Thay nước là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, bà con cần lựa chọn thời gian phù hợp để thay nước, nên cấp nước vào lúc sông đang lớn, tránh thời điểm lũ đang về.
- Dùng hóa chất để xử lý nước ao nuôi bị đục: Để xử lý các chất lơ lửng trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2 (SO4)3) nhằm tạo kết tủa và lắng tụ giúp nước bớt đục hơn.
Đồng thời bà con cần gom tụ chất thải và tránh khuấy động trong ao, loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi. Song song với đó, bà con nên kết hợp quản lý thức ăn và gây màu nước.
Trường hợp 2: Cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục thấp (nước trong)
Như đã đề cập ở trên, độ đục lý tưởng nhất trong ao dao động từ 30-45 NTU. Nếu độ đục quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến tôm. Độ đục trong ao nuôi tôm thấp (nghĩa là nước quá trong), lúc này nước kém dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển. Từ đó làm giảm các thành phần thức ăn của tôm. Nước quá trong còn làm tôm nhạy cảm, sợ và bỏ ăn.
Đối với trường hợp độ đục thấp (nước trong) cần kiểm tra lại pH trong nước bằng test kit SERA hoặc máy đo cầm tay. Nếu pH thấp, bà con có thể bón vôi song song kết hợp với bón phân. Sử dụng hóa chất gây màu nước với mục đích cung cấp dinh dưỡng và kích thích sự phát triển của tảo để tăng độ đục cho ao nuôi tôm.
Cách phòng ngừa nước ao nuôi tôm bị đục quá mức
Để có thể hạn chế tình trạng nước ao nuôi tôm bị đục quá mức, bà con có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Tiến hành cải tạo ao nuôi trước khi thả nuôi, sên vét bùn đất dưới đáy ao nuôi kỹ lưỡng rồi mới cấp nước vào ao.
- Đối với những hộ nuôi có điều kiện, bà con nên phủ bạt quanh bờ ao để hạn chế tình trạng nước ao nuôi bị đục vào mùa mưa.
- Dùng lưới lọc khi cấp nước vào ao để ngăn các chất lơ lửng vào ao gây đục nước.
- Lựa chọn vôi bón chất lượng và chỉ sử dụng theo liều lượng của nhà sản xuất, không lạm dụng vôi để tăng pH trong ao nhiều.
- Cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Xem thêm: Hướng dẫn canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn >>>
Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm dòng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để gây màu nước cho ao nuôi tôm, với 13 chủng vi sinh chọn lọc, được nuôi cấy ở dạng lỏng nên hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thông thường. Hơn thế nữa, men vi sinh Microbe-Lift AQUA C còn có công dụng làm sạch nước, giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn, các chất gây lợn cợn nước tạo môi trường tốt để tôm phát triển.
Mọi thắc mắc về cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục, bà con có thể liên hệ với Biogency qua số HOTLINE 0909 538 514 để được giải đáp các thắc mắc. Biogency chân thành cảm ơn và mến chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Khi nào cần thay nước ao nuôi tôm? Các nguyên tắc khi thay nước cần lưu ý