Các hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa thường gặp nhiều vấn đề khi xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ, Amonia, COD, BOD, dầu mỡ… Bằng cách áp dụng phương pháp sinh học, kiểm soát tốt các điều kiện vận hành, đặc biệt là nuôi cấy hệ vi sinh hoạt tính mạnh, các vấn đề trên sẽ được giải quyết.
Những chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải chế biến cá tra, cá basa
Cá tra, cá basa là hai trong những mặt hàng thủy sản chiếm thị phần lớn trong ngành chế biến, xuất nhập khẩu của ngành thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nay, với quy mô ngày càng phát triển, các nhà máy chế biến cá tra, cá basa đang ngày càng được đầu tư và xây dựng nhiều hơn, đặc biệt là ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ – những nơi có nguồn cung cấp cá nguyên liệu dồi dào.
Việc mở rộng quy mô, tăng công suất chế biến cá tra, basa là xu hướng tất yếu, tuy nhiên đi kèm với đó là những thách thức lớn hơn trong việc xử lý các chất thải phát sinh từ quá trình chế biến các mặt hàng này.
Các vấn đề thường gặp phải trong xử lý nước thải chế biến cá tra, basa có thể kể đến như hàm lượng các chất ô nhiễm có nồng độ cao như TSS, COD, BOD, Amonia, Phospho,… Nhìn chung, với một loại nguyên liệu chứa nhiều chất “ô nhiễm tiềm năng” như thịt cá, xương, máu và mỡ cá thì các chỉ tiêu ô nhiễm luôn ở trong tình trạng báo động nếu không được xử lý hiệu quả.
Giải pháp xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa
Các đối tác của BIOGENCY trong ngành chế biến thủy sản nói chung và chế biến cá tra, basa nói riêng nhìn chung đều gặp khó khăn khi xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm kể trên. Với tình hình đó, đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật của BIOGENCY đã đưa ra các giải pháp xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa giúp các đối tác xử lý hiệu quả các chỉ tiêu trên như:
– Kiểm soát vận hành bể DAF, bể hóa lý:
Kiểm soát vận hành bể DAF, bể hóa lý để loại bỏ tối đa chỉ tiêu TSS, Phospho trong nước thải. Hai chỉ tiêu này trong thực tế để loại bỏ hiệu quả thì các kỹ sư vận hành và nhà quản lý phải chú trọng đến hiệu suất xử lý của bể DAF hoặc hệ hóa lý.
Bể DAF ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý TSS và Phospho của hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa.
– Giải pháp xử lý Amonia & Nitơ:
Với tính chất ô nhiễm cao và khó xử lý, chỉ tiêu Amonia và Nitơ tổng trong nước thải chế biến cá tra, basa là các chỉ tiêu khiến các kỹ sư và nhà quản lý khá vất vả để xử lý hiệu quả.
Tuy nhiên, với công nghệ vi sinh vật được nghiên cứu và ứng dụng từ Viện nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ Ecological Laboratories Inc. Giải pháp xử lý Amonia & Nitơ của BIOGENCY mang đến hiệu suất xử lý Amonia lên đến 99% trong thực tế, là giải pháp hữu hiệu và đơn giản để áp dụng được các kỹ sư vận hành tin dùng trong các hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa.
Khi áp dụng giải pháp xử lý Amonia & Nitơ, các kỹ sư vận hành cần lưu ý đến một số điều kiện vận hành trong hệ thống như sau:
Tại bể Anoxic | Tại bể Aerotank |
– DO < 0.5 mg/l. – Tỷ lệ tuần hoàn RAS từ 1.5 – 3Q (tùy hiện trạng có thể thay đổi). – pH từ 6.5 – 8.0. – Tỷ lệ C:N từ 7:1 hoặc cao hơn. |
– DO > 2.5 mg/l. – SV30 từ 30 – 60%. – pH từ 6.5 – 8.0. – Độ kiềm Cacbonate > 150mg/l. – Độ mặn < 40 phần nghìn. |
Phương án: Khởi động hệ thống sinh học tại nhà máy chế biến thủy sản Trần Hân
– Thông tin về hiện trạng hệ thống xử lý nước thải:
- Loại nước thải: Nước thải chế biến thủy sản (cá tra, cá basa).
- Chủ đầu tư: Nhà máy Trần Hân.
- Công suất thiết kế: 200 m3/ngày.
- Sơ đồ công nghệ:
- Hiện trạng: Hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa của Công ty Trần Hân mới được cải tạo nên chưa có bùn vi sinh để xử lý nước thải. Thể tích bể: thiếu khí: 58 m3; hiếu khí 1 và 2: 126 m3.
- Mục tiêu: Nuôi cấy hệ vi sinh thiếu khí, hiếu khí, nước thải được xử lý cơ bản.
– Phương án Biogency: Khởi động hệ thống sinh học tại nhà máy chế biến thủy sản Trần Hân
Đối với hiện trạng hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa như trên, Biogency đề xuất phương án nuôi cấy vi sinh bể thiếu khí, hiếu khí như sau:
1. Bổ sung bùn nền (bùn vi sinh hiếu khí): Bổ sung bùn hoạt tính cho bể thiếu khí, hiếu khí (bùn dạng lỏng, SV30 >90%), với lượng bùn nạp vào bể thiếu khí 6 m3 bùn hoạt tính, vào bể hiếu khí 12 m3 bùn hoạt tính (tương đương 10% thể tích bể).
2. Bổ sung men vi sinh hiếu khí:
Sản phẩm lựa chọn: Men vi sinh Microbe-Lift IND.
Lý do lựa chọn:
- Mật độ vi sinh và thích nghi nước thải cao.
- Giúp tăng lượng MLVSS trong bể.
- Giúp bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.
- Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS.
- Tăng cường hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải.
Liều lượng sử dụng:
TT | Thời gian | Bể thiếu khí | Bể hiếu khí |
Microbe-Lift IND | Microbe-Lift IND | ||
Tháng đầu tiên | |||
1 | Ngày 1 & 2 | 700 ml/ngày x 2 ngày | 2000 ml/ngày x 2 ngày |
2 | Ngày 3 đến ngày 7 | 300 ml/ngày x 5 ngày | 1000 ml/ngày x 5 ngày |
3 | Ngày 8 đến ngày 30 | 200 ml/ngày x 23 ngày | 600 ml/ngày x 23 ngày |
Tổng liều lượng ban đầu | ≈ 2 gallon | ≈ 6 gallon | |
Tháng duy trì | |||
Liều lượng/ ngày | 120 ml/ ngày | 250 ml/ ngày | |
Tổng liều lượng duy trì | ≈ 1 gallon | ≈ 2 gallon |
Ghi chú:
- 1 can vi sinh = 01 gallon (đơn vị Mỹ) = 3785 ml.
- Lắc đều và bổ sung vi sinh vào bể thiếu khí và hiếu khí theo liều lượng chỉ dẫn, bổ sung 1 lần/ngày.
Điều kiện sử dụng vi sinh:
TT | Điều kiện | Bể hiếu khí |
1 | Nồng độ oxy hòa tan DO | ≥ 2.0 mg/l |
2 | Độ pH | 7.0 – 8.5 |
3 | Độ kiềm kH | 150 mgCaCO3/l |
4 | Nhiệt độ | 20 – 36℃ |
5 | COD: N:P | 150:5:1 |
6 | Chlorine | < 0.02 ppm |
3. Cách nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa:
- Bơm nước sạch vào 1/3 bể hiếu khí. Khi mực nước cách đĩa thổi khí 400 mm thì bắt đầu sục khí.
- Bổ sung bùn vào bể hiếu khí (18 m3 bùn hoạt tính, bao gồm bùn của bể thiếu khí).
- Tiếp tục bơm nước sạch vào ½ bể hiếu khí. Kiểm tra nhiệt độ, DO, pH, quan sát đánh giá hiện trạng bọt trên bể.
- Sau 24 giờ, cho 1 lượng nước thải vào bể (10-20% công suất hệ thống) đồng thời bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND liều lượng ngày 1. Kiểm tra nhiệt độ, DO, pH, quan sát đánh giá hiện trạng bọt trên bể.
- Kiểm tra nhiệt độ, pH, DO ở mức tối ưu và hiện trạng bể hiếu khí giảm bọt, sẽ cho nước thải vào đầy bể hiếu khí, sau đó cho tuần hoàn nước và bùn về bể thiếu khí (cho bật khuấy chìm liên tục). Duy trì sục khí trong 24 giờ, kiểm tra SV30 trong bể hiếu khí.
- Nạp nước thải liên tục vào cụm bể thiếu khí – hiếu khí với 30% công suất hệ thống, sau đó cho nước qua bể lắng (khi bể lắng đầy nước sẽ cho tuần hoàn về Anoxic. Duy trì châm men vi sinh, kiểm tra các thông số DO, pH, nhiệt độ, SV30, hiện trạng bọt trên bể.
- Sau 48 giờ có thể tăng tải lên 50% – 70% – 100%. Duy trì châm men vi sinh, kiểm tra các thông số DO, pH, nhiệt độ, SV30, hiện trạng bọt trên bể. Nếu các thông số đã tối ưu và bể hiếu khí giảm bọt, nước đầu ra trong thì sẽ cho nước thải sau xử lý ra ngoài.
– Hiệu suất mong đợi:
- Nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 2 tuần.
- Nồng độ MLVSS đạt từ 1500 – 2500 mg/l sau 4 tuần.
- Hệ thống hoạt động với công suất tối đa sau 3 – 4 tuần.
- Chỉ tiêu COD, BOD, TSS đạt chuẩn sau 4 tuần.
Liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình xử lý nước thải chế biến cá tra, cá basa, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Dự án xử lý nước thải chế biến cá tra 100m3/ngày đêm