Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa

Nước thải phát sinh trong quá trình chế biến cá tra, cá basa là một trong những loại nước thải có tính chất ô nhiễm cao và khó xử lý, đặc biệt là các chỉ tiêu như Amonia, Nitơ,… rất khó xử lý và dễ bị vượt chuẩn. Phương pháp xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa của Biogency đã mang đến thành công cho khách hàng khi xử lý Nitơ, Amonia đạt chuẩn cột A chỉ sau hơn 1 tuần. 

Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa

Nguyên nhân phát sinh Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa

Hiện nay, ngành sản xuất chế biến cá tra, cá basa ở nước ta đã và đang là một trong những ngành đóng góp tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của cả ngành kinh tế. Với nhu cầu ngày càng tăng, việc tăng cường công suất sản xuất, chế biến là điều đang được các nhà đầu tư và chính quyền ưu tiên phát triển.

Tuy nhiên, nước thải phát sinh trong quá trình chế biến cá tra, cá basa là một trong những loại nước thải có tính chất ô nhiễm cao và khó xử lý, đặc biệt là các chỉ tiêu như Amonia, Nitơ,… rất khó xử lý và dễ bị vượt chuẩn.

Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa
Quá trình chế biến cá tra sẽ phát sinh nước thải có chứa thành phần ô nhiễm cao.

Đối diện với tải lượng ngày càng tăng do tăng công suất sản xuất, vậy nên các kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải phải đặt ra phương án để xử lý tốt nhất để đảm bảo các chỉ tiêu ô nhiễm ở mức an toàn với môi trường.

Nguyên nhân khiến nước thải chế biến cá tra, cá basa dễ bị vướng các chỉ tiêu về Nitơ, Amonia đó là trong thành phần thịt cá có chứa rất nhiều Protein, Acid Amin… Trong quá trình chế biến, các chất này hòa lẫn vào trong máu, thịt vụn, … đi vào dòng nước thải. Trải qua một thời gian, các chất kể trên sẽ phân hủy và tạo thành các thành phần Nitơ hữu cơ, tiếp theo là quá trình chuyển hóa thành Amonia, Nitrit,…

Dựa vào quá trình nêu trên ta có thể dễ nhận thấy rằng, nước thải chế biến cá tra sẽ rất giàu các thành phần ô nhiễm, đặc biệt là Amonia và Nitơ. Nếu không có giải pháp xử lý hiệu quả thì đây là một vấn đề nhức nhối cho doanh nghiệp, chủ đầu tư.

Phương pháp xử lý Nitơ, Amonia nước thải chế biến cá tra, cá basa hiệu quả hiện nay

Để xử lý Nitơ Amonia hiệu quả nói riêng, và các chất ô nhiễm trong nước thải nói chung thì bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải với đủ các công nghệ xử lý. Những công nghệ xử lý có thể kể đến như AAO, AO, SBR,… đang được áp dụng rộng rãi hiện nay.

Tuy nhiên, với hai chỉ tiêu Amonia và Nitơ tổng thì công nghệ xử lý được đánh giá là hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất đang là công nghệ AO (Anoxic – Oxic), đây là công nghệ xử lý kết hợp giữa Anoxic (Thiếu khí) và Oxic (hiếu khí). Trong công nghệ này, chỉ tiêu Amonia sẽ được loại bỏ ở bể Oxic với sự tham gia của hai chủng vi sinh vật đặc biệt là NitrosomonasNitrobacter trong điều kiện giàu khí Oxy.

Chỉ tiêu Nitơ sẽ được xử lý sau quá trình khử Nitrat diễn ra ở bể thiếu khí Anoxic.

Quá trình xử lý Nitơ Amonia được diễn theo quy trình sau:

NH4+ →NO2→NO3→N2↑ 

Áp dụng thực tế: Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa tại Nhà máy VH Foods

– Thông tin về Nhà máy VH Foods:

  • Tên nhà máy:  CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VH FOOD
  • Địa điểm: Cụm Công Nghiệp Tập Trung Phú Hữu A, Thị Trấn Mái Dầm, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.
Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa
Công ty Cổ phần Thủy sản  VH Foods nằm trong Cụm Công Nghiệp Tập Trung Phú Hữu A, Thị Trấn Mái Dầm, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.
  • Công suất thiết kế: 500 m3/ng.đ.
  • Quy trình công nghệ xử lý nước thải:

Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa

  • Bảng phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm tại thời điểm làm phương án:
Chỉ tiêu Đơn vị Thu gom Đầu ra kỵ khí Đầu ra Aerotank Đầu ra hệ thống QCVN 11 2015/BTNMT – Cột A
N – NH4+ mg/l 27 240 180 102.5 10
Tổng P mg/l 9.1 151.8 124.8 118.5 10
N – NO3- mg/l 52.4 40.4
COD mg/l 226 1900 223 240 75

– Hiện trạng Hệ thống xử lý nước thải:

  • Bể hiếu khí thường xuyên nổi bọt trắng do sốc tải đầu vào.
  • Khả năng lắng bùn (SV30) bông bùn mịn và hơi khó lắng.
  • Lưu lượng đầu vào không ổn định do bể điều hòa có thể tích khá nhỏ và quá trình sản xuất của nhà máy không liên tục.
  • Các chỉ tiêu ở đầu ra nước thải đều vượt chuẩn so với quy định.
  • Hiệu suất xử lý của bể kỵ khí khá thấp.

Hình ảnh nước thải:

Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa
Bọt trắng nổi bể hiếu khí SV30

– Yêu cầu của Nhà máy:

  • Tăng hiệu suất xử lý Nitơ Amonia của hệ thống.
  • Cải thiện chất lượng xử lý nước thải đầu ra.

– Phương án thực hiện của Biogency:

  • Kết hợp 3 dòng sản phẩm men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift: Microbe-Lift BIOGAS bổ sung các chủng vi sinh kỵ khí, Microbe-Lift IND xử lý COD và Microbe-Lift N1 xử lý Nitơ Amonia.
  • Liều lượng sử dụng: 08 gallons Microbe-Lift BIOGAS, 09 gallons Microbe-Lift IND và 04 gallons Microbe-Lift N1.

– Kết quả đạt được:

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào Đầu ra kỵ khí Đầu ra hệ thống QCVN 11 2015/BTNMT – Cột A
N – NH4+ mg/l 12 55 KPH 10
Tổng P mg/l 36 31.6 25 10
N – NO3- mg/l 37.2 55.8
COD mg/l 4820 830 67 75
Tổng Nitơ mg/l 98 95 26 30

Hình ảnh đo SV30 tại bể hiếu khí sau hơn 01 tuần sử dụng sản phẩm:

Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa Xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải chế biến cá tra, cá basa
SV30 – Bông bùn to, lắng nhanh, nước trong. Bùn trong bể hiếu khí có màu nâu sáng, đủ khả năng xử lý Nitơ Amonia.

Phương án xử lý Nitơ Amonia của Biogency đã mang đến hiệu quả cho Nhà máy chế biến thủy sản VH Foods. Nếu hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý mỡ cá tra từ nhà máy sản xuất, chế biến cá tra