Nuôi tôm thẻ chân trắng trong những năm gần đây đã và đang phát triển mạnh mẽ. Đây là ngành nghề có giá trị quan trọng đối với nguồn thu của người nông dân nói riêng cũng như kinh tế Việt Nam nói chung. Do đó, bà con cần nắm được quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng để vụ nuôi đạt hiệu quả kinh tế.
Đặc điểm môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng thích nghi cao. Tuy nhiên, để quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng được diễn ra hiệu quả, cần phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố sinh thái như dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng, chất lượng nước,…
Môi trường nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng phải được xử lý đúng cách nhằm đảm bảo độ an toàn và luôn sạch. Cùng với đó, bà con luôn phải theo dõi, kiểm soát các yếu tố về nồng độ oxy hòa tan, độ pH, độ mặn cũng như nhiệt độ của nước xuyên suốt quá trình nuôi.
Thông thường, trong điều kiện môi trường tự nhiên, tôm thẻ chân trắng có khả năng sống dưới đáy biển với độ sâu từ 0-72 mét và độ mặn từ 0.5-35ppt. Đồng thời, tôm thẻ chân trắng phát triển và sinh trưởng ổn định trong môi trường nước có nhiệt độ từ 6-40 độ C (tối đa đến 43.5 độ C).
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng
– Cải tạo ao nuôi và bón phân
Cải tạo ao nuôi là việc đầu tiên cần tiến hành trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Việc cải tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự đảm bảo môi trường sống cho tôm.
Bà con nuôi tôm nên vệ sinh ao nuôi thường xuyên, tháo cạn nước và phơi ao trong khoảng từ 10-15 ngày. Sau đó, cho nước vào ngập ao đến 20cm xử lý bằng Chlorine hoặc vôi sống từ 3 đến 6 ngày để tiêu diệt tạp chất, chất độc có trong ao.
Tiếp đó, tháo cạn nước trong ao nuôi và bơm nước sạch vào, rửa ao 3 lần rồi cuối cùng bơm đầy ao với độ sâu ao nuôi khoảng 1,4 mét. Kết hợp với đó, bà con nên bón thêm phân đạm và phân lân theo tỉ lệ 1/9 với lượng bón 1,5kg/ha nhằm tạo màu cho ao nuôi và tạo nguồn thức ăn ban đầu cho tôm. Độ trong ao nuôi cần được điều tiết ở khoảng trên dưới 40cm. Xem thêm: Xử lý ao tôm nước trong>>>
– Chọn tôm giống và thả giống
Chọn tôm giống cũng là một việc quan trọng không kém trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Nên chọn tôm giống có kích thước đồng đều, cùng một lứa và cỡ tôm dài khoảng 1cm. Nên thả giống tôm vào buổi chiều, khi nhiệt độ ao nuôi mát với mật độ trong khoảng 15.000 con/h. Bà con nên đứng ở vị trí đầu hướng gió và thả tôm giống xuống ao nuôi một cách nhẹ nhàng.
– Quản lý và kiểm soát ao nuôi hàng ngày
Xuyên suốt quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con phải luôn quản lý và kiểm soát ao nuôi mỗi ngày. Cụ thể các công việc cần thực hiện bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng môi trường nước: Người nuôi phải kiểm tra thường xuyên chất lượng nước trong ao nuôi. Điều tiết độ trong của nước trong khoảng trên dưới 40cm, giữ độ trong từ 40-60cm và độ mặn từ 10-25%.
- Cho tôm ăn: Sử dụng thức ăn với tỷ lệ 70% vào ban ngày và 30% vào ban đêm với tần suất 2-4 lần/ngày. Mức cho ăn trước khi tôm đạt cỡ 10g/con là 6,4% thể trọng của tôm; cỡ 15g/con là 4,6% thể trọng của tôm và cỡ 20g/con là 3,2% thể trọng của tôm.
Ngoài ra, có một lưu ý đặc biệt quan trọng khi quản lý và kiểm soát ao nuôi, đó là bà con phải cung cấp một lượng oxy đủ cho tôm bằng cách lắp đặt thêm quạt nước trong ao nuôi (ngoại từ ao nuôi theo mô hình bán thâm canh). Quạt nước này sẽ có tác dụng đảo nước đều và tạo nên dòng chảy tuần hoàn, nhờ đó gom sạch chất thải và xây dựng môi trường nước sạch, tạo điều kiện cho tôm phát triển và hiệu suất nuôi tốt nhất.
>>> Xem thêm: Vì sao cần lắp đặt quạt nước trong ao nuôi tôm?
– Phòng và trị bệnh ở tôm thẻ chân trắng
Trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng, ngoài việc cải tạo ao, chọn giống hay quản lý và kiểm soát, bà con còn phải biết cách phòng và trị bệnh cho tôm để có thể phát triển và xử lý kịp thời. Dưới đây là một số đặc điểm mà bà con có thể quan sát thấy khi tôm bị bệnh:
- Vỏ tôm: Vỏ có màu sậm hoặc xám hơn so với bình thường. Vỏ tôm bị ăn mòn, mất đi độ bóng, giòn hay có thể quan sát thấy những vảy lạ hình thành theo mảng trên cơ thể hoặc vỏ tôm.
- Đuôi tôm: Đuôi không còn mở rộng như khi khỏe mạnh hoặc có xu hướng nghiêng xuống. Khi bà con bóp nhẹ ở góc đuôi tôm, đuôi mở ra chỉ một ít.
- Mang tôm: Màu sắc khác thường như vàng, nâu, cam, đỏ,… Tôm bị bệnh sẽ có mang hơi mềm và phát sinh mùi hôi, xuất hiện tình trạng giữ nước.
- Chân bời, chân bò của tôm: Trầy xước, có sẹo hoặc có chất bẩn bám tại vị trí chân.
- Ruột tôm: Sức ăn của tôm giảm hoặc nếu nặng sẽ ngừng ăn. Quan sát thấy ruột tôm có dấu hiệu rỗng, không có thức ăn.
- Gan, lá lách: Có thể quan sát màu sắc và kích thước của gan, lá lách có thay đổi hay không thông qua vỏ tôm hoặc mở vỏ để kiểm tra. Những bộ phận này khi nhiễm bệnh thường nhỏ và có màu sắc đậm hơn thông thường.
Bà con có thể bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh vào quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng để quản lý môi trường nước, cũng như phòng và trị bệnh cho tôm hiệu quả. Điển hình là dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Khoa học Hoa Kỳ, bao gồm các dòng sản phẩm như:
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp xử lý nước ao nuôi.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý khí độc ao nuôi.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý đáy, nhớt bạt ao nuôi.
- Men đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM.
- Men vi sinh cắt tảo ao nuôi Microbe-Lift PBD.
Ngoài ra, để giúp hệ vi sinh trong ao nuôi phát triển mạnh mẽ và tăng mật độ vi sinh trong ao nuôi nhanh chóng, bà con có thể kết hợp các sản phẩm men vi sinh trên với dinh dưỡng ủ vi sinh Microbe-Lift Nutri Pack.
– Thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Trung bình một quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ kéo dài trong khoảng 63 ngày và khi thu hoạch sẽ đạt sản lượng trung bình là 70 con tôm/1kg.
Thực hiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng đúng cách sẽ giúp bà con có được một vụ nuôi đạt hiệu quả cao về giá trị kinh tế. Nếu bà con gặp bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước