Bể sục khí trong xử lý nước thải được xem là một bộ phận quan trọng đối với sự phát triển của vi sinh vật, góp phần vào quá trình phân hủy chất hữu cơ, chất ô nhiễm trong nước thải. Vậy cụ thể bể sục khí trong xử lý nước thải là gì? Khi vận hành bể sục khí cần đáp ứng những yêu cầu gì? Hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Bể sục khí trong xử lý nước thải
– Bể sục khí trong xử lý nước thải là gì?
Bể sục khí trong xử lý nước thải là một phần của hệ thống xử lý nước thải, được thiết kế nhằm tạo môi trường cho các vi sinh vật sử dụng khí oxy để thực hiện các vai trò chuyên biệt trong quá trình xử lý nước thải.
Quá trình này thường gặp trong các bể lắp đặt các thiết bị tạo sục khí, như máy bơm khí hoặc các thiết bị tạo sục khí đặc biệt. Khi khí được bơm vào nước thải, nó tạo ra các bong bóng khí nhỏ. Các bong bóng này nổi lên qua dung dịch nước thải và giải phóng oxy vào môi trường nước.
– Quá trình sục khí hoạt động như thế nào?
Về bản chất, quá trình sục khí chính là việc cung cấp oxy cho vi sinh vật nhằm đảm bảo tính ổn định trong xử lý nước thải. Với nồng độ oxy thích hợp sẽ cho phép quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhằm phân hủy những chất hữu cơ có chứa Cacbon, từ đó tạo thành sản phẩm là CO2 và H2O.
Trong trường hợp nếu hệ thống xử lý nước thải không được cung cấp đủ oxy thì khả năng phân hủy sinh học của vi khuẩn sẽ bị ảnh hưởng, diễn ra chậm hơn và dễ phát sinh mùi trong hệ thống. Mặt khác, trong điều kiện tự hoại, quá trình sinh học diễn ra nhằm chuyển hóa Hydro và lưu huỳnh để tạo thành H2S và CH4. Đồng thời, một vài Cacbon khác sẽ hình thành Axit hữu cơ trong điều kiện độ pH thấp khiến nguồn nước thải trở nên khó xử lý hơn.
– Các hình thức sục khí trong xử lý nước thải
Có 2 hình thức sục khí trong xử lý nước thải, bao gồm:
- Sục khí bề mặt nổi: Bể sục khí này chuyển không khí vào trong bể và tạo ra những phản ứng oxy hóa sinh học. Chức năng của hình thức bể sục khí trong xử lý nước thải này chính là cung cấp quá trình khuấy trộn cần thiết nhằm phân tán không khí và tạo tiếp xúc với các chất phản ứng như oxy, nước thải hay vi sinh vật.
- Sục khí khuếch tán chìm: Loại bể sục khí này được thiết kế ở dạng lưới khuếch tán và được sử dụng phổ biến trong các hệ thống đất ngập nước. Đồng thời, bể này sử dụng bộ khuếch tán bong bóng mịn cùng với thông khí và trộn đều nước thải trong cùng một điều kiện môi trường.
Tầm quan trọng của bể sục khí trong xử lý nước thải
Việc cung cấp oxy là quan trọng để duy trì sự sống của vi khuẩn hữu ích trong bể xử lý nước thải. Những vi khuẩn này giúp phân hủy chất hữu cơ, giảm độc tố và tạo ra nguồn nước sau xử lý tương đối an toàn để đưa vào môi trường hoặc tái sử dụng.
Ngoài ra, nếu sử dụng bể sục khí đúng cách sẽ giúp đơn vị vận hành tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính thân thiện với môi trường. Mặt khác, hệ thống sục khí được thiết kế phù hợp còn tác động trực tiếp đến mức độ và hiệu quả xử lý nước thải.
Vì vậy, bể sục khí là một trong những phần quan trọng, cần thiết trong hệ thống xử lý nước thải và được xem là chìa khóa để xử lý nước thải nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, khi vận hành bể sục khí cần phải chú ý đến một số yêu cầu nhất định để đảm bảo hiệu quả xử lý.
Các yêu cầu khi vận hành bể sục khí trong xử lý nước thải
– Yêu cầu về nồng độ oxy hòa tan
- Theo dõi và giám sát nồng độ oxy hòa tan trong quá trình vận hành bể sục khí trong xử lý nước thải nhằm đảm bảo sức khỏe sinh khối và khả năng phá vỡ chất dinh dưỡng.
- Luôn đảm bảo rằng nồng độ oxy hòa tan trong nước đang được máy bơm cung cấp đủ để đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của các chủng vi sinh vật trong xử lý nước thải.
- Cung cấp đủ nồng độ oxy hòa tan cũng góp phần thúc đẩy hiệu quả xử lý, tuy nhiên cần lưu ý tránh cung cấp quá mức vì sẽ làm lãng phí tài nguyên.
- Có thể sử dụng thêm cảm biến oxy hòa tan để thu thập dữ liệu về lượng oxy trong bể để điều chỉnh hệ thống bơm sục khí cho phù hợp.
– Yêu cầu về giá trị độ pH
- Quần thể vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải tồn tại và phát triển ổn định trong một khoảng pH nhất định (thông thường là từ 6,5 – 8,5).
- Theo dõi và điều chỉnh độ pH phù hợp sẽ giúp duy trì quần thể vi sinh vật khỏe mạnh, mang lại hiệu quả cho quá trình xử lý nước thải.
Bể sục khí trong xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất xử lý, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi vận hành hệ thống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Khởi động hệ thống xử lý nước thải nhanh bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift