Làm thế nào để kiểm soát và phòng ngừa bệnh EHP trên tôm?

Bệnh EHP trên tôm là một trong những căn bệnh gây giảm lợi nhuận của bà con nông dân. Chính vì thế mà bà con cần có những kiến thức về căn bệnh này để kịp thời có những biện pháp phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả. Trong bài viết này, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu về sự lây nhiễm EHP trên tôm và cách kiểm soát, phòng ngừa bệnh EHP trên tôm sao cho hiệu quả nhất!

Làm thế nào để kiểm soát và phòng ngừa bệnh EHP trên tôm?

Bệnh EHP lây nhiễm trong ao tôm như thế nào?

Bà con cần lưu ý vì bệnh EHP trên tôm có thể bị lây nhiễm trong theo nhiều hình thức khác nhau nên bà con cần nắm rõ để phòng tránh ngay từ đầu. Điển hình là ao tôm có thể bị lây nhiễm EHP qua các hình thức sau:

  • Tôm khỏe ăn phải phân có chứa bào tử của tôm bị nhiễm EHP nặng, từ chất lắng tụ hay từ thức ăn sống có nhiễm EHP (như dời, động vật thân mềm, Artemia đông lạnh,…)
  • Hiện tượng ăn thịt đồng loại, khiến tôm khỏe có thể vô tình ăn phải tôm đã nhiễm EHP.
  • Tôm bố mẹ bị nhiễm EHP nhưng không được phát hiện. EHP sẽ lây truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con trong trại giống thông qua việc thải phân có chứa bào tử trong bể sinh sản.

Hình ảnh mô tả tôm nhiễm EHP.

Hình 1. Hình ảnh mô tả tôm nhiễm EHP.

Khi bào tử EHP đi vào bên trong tuyến gan tụy của tôm, chúng sẽ:

  • Giải phóng sợi cực và tiêm bào tử ký sinh trùng trực tiếp vào tế bào trong gan tụy.
  • Sau đó bên trong tế bào, các bào tử sẽ tăng sinh. Các bào tử trưởng thành sẽ phát triển và được phóng thích trở lại ruột. Lúc này chúng sẽ làm tổn thương tế bào ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa.
  • Cuối cùng các bào tử này bong ra và đi ra ngoài theo phân tôm. Tiếp tục trở thành nguồn lây nhiễm cho những tôm chưa mắc bệnh.

Chúng ta đã có thể hình dung được cách mà bệnh EHP lây nhiễm trong ao tôm như thế nào. Vậy tốc độ để bệnh EHP có thể lây nhiễm trong ao tôm ra sao? Có đáng lo ngại không, cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Tốc độ lây nhiễm bệnh EHP trên tôm có đáng lo ngại?

Tốc độ lây nhiễm của bệnh EHP trên tôm sẽ phụ thuộc vào hoạt động tại chỗ của trang trại nuôi tôm, lượng nước thay, chất lượng thức ăn cho tôm,…v…v… Một trong những khó khăn lớn nhất đối với bà con là việc luân chuyển nước giữa các ao với nhau. Nghĩa là bà con có thể vô tình luân chuyển nước đầu vào có nhiễm EHP vào ao khác.

Tốc độ lây nhiễm của bệnh EHP trên tôm cũng sẽ khác, tùy theo hình thức bị lây nhiễm. Cụ thể hơn là:

  • Tôm khỏe mạnh sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh khi sống chung với tôm đã nhiễm EHP hoặc khi sống trong môi trường có sẵn mầm bệnh trong vòng 2 tuần.
  • Thời gian nhiễm bệnh cũng sẽ nhanh hơn là trong vòng 1 tuần nếu tôm ăn phải thức ăn bị nhiễm EHP và trong vòng 15 ngày nếu tiếp xúc với đất ao bị nhiễm EHP.
  • Tôm nuôi trong ao đất không có hố xi-phông sẽ khiến bệnh EHP trên tôm lây nhiễm nhanh hơn do không loại bỏ chất thải hữu cơ và bào tử trong ao.

Đối với tôm PL (tôm giống) bà con cần chú ý:

  • Tôm PL (tôm giống) đã được test PCR âm tính với EHP nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm. Tỷ trọng này chiếm khoảng 20% -30% trong tuyến gan tụy, có thể gây bệnh phân trắng trong 65 – 79 ngày.
  • Đối với tôm PL (tôm giống) được phát hiện dương tính với EHP ở cường độ 50% – 60% trong tuyến gan tụy, khi chuyển qua ao nuôi có thể gây bệnh phân trắng trong vòng 30 – 55 ngày.
  • Tôm PL (tôm giống) bị nhiễm EHP nặng sau khi test PCR với cường độ 60% – 90% trong tuyến gan tụy thì nó có thể gây bệnh phân trắng trong 14 – 20 ngày.
  • Việc test PCR cho tôm giống (tôm PL) để xác định bệnh EHP sẽ khó khăn hơn so với tiến hành test PCR trên tôm lớn.

Làm thế nào để kiểm soát và phòng ngừa bệnh EHP trên tôm?

Bệnh EHP trên tôm làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiêu hóa của tôm. Nếu tôm không thể tiêu hóa thức ăn và tái thiết các biểu mô bị hư, tôm sẽ giảm cảm giác thèm ăn và chậm lớn. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm đầu ra, ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nuôi tôm. Chính vì lẽ đó, bà con cần có các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh EHP trên tôm hiệu quả ngay từ đầu mỗi mùa vụ nuôi.

– Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ngay từ trại tôm nuôi bố mẹ

  • Tại trại tôm nuôi tôm bố mẹ, bà con chỉ sử dụng thức ăn đã được kiểm tra EHP hoặc thức ăn được đông lạnh liên tục trong 2 giờ đồng hồ với nhiệt độ âm 20°C (ở nhiệt độ này các bào tử EHP sẽ bị phá hủy), tiệt trùng hoặc chiếu xạ bằng tia Gamma.
  • Tôm đưa vào hệ thống nuôi cần được kiểm tra bệnh kỹ lưỡng, chỉ thả nuôi khi tôm sạch bệnh EHP.

– Kiểm soát bệnh EHP ở trại tôm giống

  • Ngâm bể ương và toàn bộ đường ống bằng NaOH liều 2,5% trong 3 giờ, sau đó để khô trong 7 ngày. Việc làm này sẽ giúp pH được nâng lên lớn hơn 9, làm cho 90% bào tử EHP bị bong ra (nghĩa là nó không thể nhiễm vào tế bào vật chủ).
  • Thực hành an toàn sinh học chặt chẽ.
  • Kiểm tra mầm bệnh trước khi chuyển vào hệ thống nuôi (chỉ thả nuôi ấu trùng sạch bệnh EHP).
  • Thường xuyên sàng lọc EHP – các ống gan tụy bị sưng có thể cho biết tôm đã bị nhiễm EHP.
  • Nếu tôm giống ăn kém hơn bình thường thì cần kiểm tra gan tụy và lấy mẫu đi kiểm tra EHP.
  • Sử dụng thức ăn chất lượng cao để tăng cường sức khỏe tôm nuôi.

– Kiểm soát bệnh EHP ở ao nuôi thương phẩm

  • Đảm bảo khử trùng hiệu quả toàn bộ hệ thống nuôi, bạt ao, dụng cụ và nước.
  • Chuẩn bị nước trong thời gian dài trước khi sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm EHP.
  • Chỉ thả tôm sạch bệnh. Tiêu huỷ các lô bị nhiễm EHP.
  • Giữ đáy ao sạch sẽ, loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong ao vì nó có thể là ổ chứa bào tử EHP.
  • Điều chỉnh hệ thống khí để tạo dòng nước phù hợp.
  • Nếu tôm đã bị nhiễm EHP, hãy sử dụng thức ăn giàu Protein để giúp tôm tăng khả năng tiêu hoá và phục hồi tuyến gan tụy.
  • Không cho tôm ăn quá nhiều, việc dùng quá nhiều năng lượng cho tiêu hóa cũng sẽ làm cho tôm yếu đi.
  • Rất nhiều các sản phẩm tự nhiên được cho là giúp kiểm soát lây nhiễm EHP bao gồm Chitosan, các loại tinh dầu, chiết suất thảo dược, tảo Spirulina, chiết xuất rong biển – hiệu suất của chúng cần được xác nhận.
  • Hợp chất nhôm Poly aluminium chloride (PAC) được sử dụng để lắng tụ các chất hữu cơ lơ lửng bao gồm cả bào tử EHP, các cặn lắng này sau đó có thể được loạt bỏ ra ngoài.
  • Đảm bảo tất cả các nguồn nước mới cấp vào ao nuôi đều được xử lý kỹ để ngăn ngừa tái nhiễm.

– Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ở giữa các vụ nuôi

  • Tháo cạn nước, kiểm tra kỹ đáy ao ở những chỗ bùn nhiều và những chỗ còn đọng nước – thu dọn các thiết bị sục khí để vệ sinh đáy ao hiệu quả hơn.
  • Sử dụng lớn hơn 15 ppm KMnO4 (thuốc tím) hoặc lớn hơn 40 ppm Clorine để bất hoạt các bào tử (theo Kallaya, 2018).
  • Đối với ao đất có thể dùng vôi CaO với lượng lớn hơn 6 tấn/ha để nâng nhanh pH từ 8 lên đến 11. Ao phải khô hoàn toàn, bón vôi và cày đáy ao ở độ sâu khoảng 10 đến 12 cm, sau đó lấy nước vào vừa đủ ẩm để kích hoạt vôi.
  • Xử lý nước trước khi thả tôm bằng Clorine liều 18g/m3 để loại bỏ các loài giáp xác hoang dã.
  • Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C, Microbe-Lift AQUA SA, Microbe-Lift AQUA N1 để xử lý về các vấn đề nước ao nuôi và khí độc NH3 NO2, đảm bảo môi trường sống của tôm luôn được lý tưởng. Điều này sẽ giúp hạn chế việc thay nước, giảm nguy cơ nhiễm bệnh do việc luân chuyển nước giữa các ao nuôi.
  • Bổ sung men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để tăng sức đề kháng, bảo vệ đường ruột của tôm được khỏe mạnh để chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Vậy là bài viết đã chia sẻ đến bà con cụ thể hơn về căn bệnh EHP trên tôm nuôi. Mong rằng với những nội dung trong bài viết này, bà con có thể có một mùa vụ bội thu và không còn lo lắng với căn bệnh EHP trên tôm. Mọi khó khăn trong quá trình nuôi, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con.

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra tôm bị nhiễm EHP hiệu quả nhất!