Chế phẩm vi sinh được xem là cứu cánh giúp ngành thuỷ sản giảm thiểu áp lực với các vấn đề trong quá trình nuôi trồng, tiến tới nuôi an toàn, bền vững mà vẫn hiệu quả. Vậy chế phẩm vi sinh là gì? Lý do gì khiến các sản phẩm men vi sinh ngày càng được tiêu thụ rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản?
Chế phẩm vi sinh là gì?
Chế phẩm vi sinh hay men vi sinh là sản phẩm chứa các vi sinh sống có lợi, tương thích về mặt sinh lý, được chọn lọc và nuôi cấy trong một môi trường phù hợp, nhằm tăng tính đa dạng của vi sinh vật, phát huy tối đa sức mạnh tự nhiên của chúng đến đối tượng cần cải tạo, ví dụ như đất, nước, đường ruột,…
Vì có nguồn gốc từ vi sinh vật hữu ích nên chế phẩm vi sinh rất an toàn với con người và thân thiện với môi trường. Hiện trên thị trường có rất nhiều chế phẩm vi sinh được nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sức khỏe, môi trường, trồng trọt, chăn nuôi,…
Các dòng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
Phát hiện cơ chế hoạt động của vi sinh mang lại những lợi ích tích cực trong nuôi trồng thuỷ sản, các nhà nghiên cứu đã sản xuất các dòng chế phẩm sinh học nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay như dịch bệnh, khí độc, ô nhiễm,…
Mỗi dòng men vi sinh tương ứng với cơ chế tác động của các nhóm vi sinh vật khác nhau, nhằm thực hiện mục đích riêng biệt, qua đây bạn đọc cũng phần nào nắm rõ hơn về khái niệm chế phẩm vi sinh là gì.
– Chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi
Môi trường ao nuôi ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh cho tôm, khiến tôm chậm lớn, bỏ ăn, chết dần,… Để khắc phục có thể thay nước, tuy nhiên cách này vừa tốn nước, chi phí lại mất nhiều thời gian. Trong khi đó, sử dụng chế phẩm vi sinh được ưa chuộng vì mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm.
Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ từ thức ăn thừa, mùn bã, chất thải của động vật thuỷ sản làm thức ăn, năng lượng để hoạt động. Dựa vào cơ chế này chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi sẽ tích hợp các chủng vi sinh có hoạt tính cao trong phân giải các chất hữu cơ, như Bacillus amyloliquefaciens, licheniformis, subtilis; Clostridium butyricum; Methanomethylovorans hollandica; Pseudomonas citronellolis,… để làm sạch ao nuôi, từ đó giảm hình thành các khí độc, hạn chế sự phát triển của tảo cũng như góp phần ức chế vi sinh vật gây bệnh.
– Chế phẩm vi sinh xử lý nền đáy ao
Lượng bùn đáy tích tụ trong ao nuôi là nguyên nhân sinh ra khí độc, tích tụ vi khuẩn gây bệnh cho tôm, cá,… Do đó nền đáy ao cần được xử lý sạch sẽ. Chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao sẽ chứa các chủng vi sinh có khả năng phân hủy bùn đáy nhanh chóng, điển hình như men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA.
– Chế phẩm vi sinh xử lý khí độc
Khí độc (NO2, NH3,…) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chết ở tôm nói riêng và thuỷ sản nói chung. Chế phẩm vi sinh xử lý khí độc có chứa các chủng vi sinh vật có khả năng chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các dạng không độc như NH4+, NO3- hoặc dạng không có khả năng gây độc, từ đó giảm nguy cơ gây hại cho vật nuôi.
– Chế phẩm vi sinh đường ruột
Ao nuôi ô nhiễm, tảo tàn, thức ăn không đảm bảo, thời tiết thay đổi thất thường, vi khuẩn phát triển,… là những nguyên nhân khiến tôm, cá dễ mắc các bệnh về đường ruột. Khi đường ruột bị tổn thương khiến tôm, cá yếu, kém ăn, bỏ ăn, mắc bệnh nghiêm trọng và chết.
Men vi sinh đường ruột được bổ sung một lớn các vi sinh vật có lợi, chúng sẽ cạnh tranh về vị trí bám và dinh dưỡng với các vi sinh vật có hại. Từ đó, ức chế được sự phát triển quá mức của hại khuẩn, phòng trị các bệnh đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ chế phẩm vi sinh là gì. Có thể nói, dưới áp lực của nuôi trồng công nghiệp đi kèm nhiều vấn đề về môi trường, dịch bệnh, hoá chất làm chất lượng thuỷ sản suy giảm thì chế phẩm vi sinh được xem là sản phẩm thiết thực cho quá trình nuôi trồng, tiến tới nuôi an toàn, bền vững mà vẫn hiệu quả.
Nếu quan tâm đến các sản phẩm men vi sinh, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Đánh giá kết quả Dự án: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift tại Farm anh Trần Tấn Xuyên