Thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm

Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi trồng tôm, nhưng không phải tất cả các chất dinh dưỡng đều được tôm hấp thụ một cách hiệu quả. Một số chất dinh dưỡng dạng khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm. Bài viết này sẽ giúp bà con có những cách để thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm.

Thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm

Chất dinh dưỡng nào khó tiêu nào có trong thức ăn tôm?

– Chất đạm Protein

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thủy sản, Protein là nguồn năng lượng chính trong thành phần dinh dưỡng của tôm. Ở từng loại tôm, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác. Đối với tôm thẻ chân trắng, nhu cầu Protein chiếm khoảng 30 – 35% và thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của tôm. Cụ thể, từ khi thả nuôi đến cỡ 3g/con, sử dụng thức ăn có Protein dưới 40%; từ 3 – 8g, thức ăn có protein khoảng 38%; từ 8g đến khi bán sử dụng thức ăn có Protein từ 35 – 38%.

Protein là một yếu tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của tôm. Tuy nhiên, một số loại Protein trong thức ăn tôm có thể khó tiêu do cấu trúc phức tạp. Điều này dẫn đến việc tôm không thể hấp thụ và sử dụng Protein một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tăng trưởng.

>>> Xem thêm: Hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm

– Lipid

Lipid là nguồn năng lượng quan trọng cho tôm tuy nhiên nên đảm bảo trong thức ăn hàm lượng này nhỏ hơn 10% vì tôm hạn chế việc tiêu hóa Lipid. Lipid phức tạp (10-25%) có thể tạo ra môi trường không thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, làm giảm sự hấp thụ của tôm và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

– Chất xơ

Chất xơ có thể được cung cấp từ nhiều nguồn trong thức ăn nuôi tôm, bao gồm nguồn thực phẩm như tảo biển, ngũ cốc, cám gạo và các nguồn thực vật khác. Chất xơ là một loại DCarbohydrate không thể tiêu hóa bởi Enzym tiêu hóa trong dạ dày của tôm, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Để đạt được hiệu quả tối đa, việc chọn lựa nguồn chất xơ phù hợp và điều chỉnh lượng chất xơ trong thức ăn là quan trọng trong quá trình nuôi trồng tôm.

Thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm
Cần thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn để tom hấp thụ tốt nhất.

Một số cách thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm

Để sử dụng thức ăn cho tôm một cách hiệu quả, bà con cần có phương án để thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn của tôm.

Môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến tôm bao gồm cả hệ tiêu hóa. Kiểm soát các thông số môi trường là giải pháp đầu tiên để giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu cho tôm. Bà con cần thực hiện đo đạc, kiểm tra hàng ngày để điều chỉnh phù hợp độ pH, mặn, kiềm… , kiểm soát tảo, khí độc.

Đồng thời, bà con có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh hoặc enzyme tiêu hóa phù hợp vào thức ăn tôm có thể giúp giải quyết vấn đề chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu như Protein và Lipid. Vi sinh vật giúp tăng cường khả năng hoạt động của đường ruột, làm đường ruột chắc khỏe. Enzyme giúp phân giải cấu trúc phức tạp của chất dinh dưỡng, tăng khả năng hấp thụ và sử dụng chúng cho quá trình phát triển và tăng trưởng.

Bên cạnh đó, bà con nên theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Tối ưu hóa công thức thức ăn tôm là một biện pháp quan trọng để giảm lượng chất dinh dưỡng khó tiêu. Nó bao gồm việc thay đổi nguồn nguyên liệu, cũng như điều chỉnh tỉ lệ Protein và Kipid để đảm bảo chúng dễ tiêu hóa hơn.

Giải pháp men đường ruột Microbe-lift DFM cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm hiệu quả

Hệ vi sinh vật đường ruột được xem như một thành phần quan trọng trong cơ thể của tôm, góp phần trong thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu cho tôm.

Men vi sinh (men đường ruột) chứa đựng nhiều vi sinh vật có lợi sống trong ruột tôm, hỗ trợ hoạt động của nó. Trong môi trường hẹp của đường ruột, cùng với lợi khuẩn, có sự hiện diện của nhiều vi khuẩn có thể gây hại, đang đợi cơ hội để tấn công tôm và gây bệnh. Việc bổ sung đường ruột bằng một lượng lớn vi sinh vật có lợi sẽ tạo ra sự cạnh tranh về vị trí bám và dinh dưỡng với các vi sinh vật có hại giúp kiểm soát sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.

Men đường ruột nên được sử dụng sau 20 ngày thả tôm và tiếp tục được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì một hệ vi sinh vật đường ruột ổn định, đồng thời ngăn chặn các bệnh liên quan đến đường hấp thụ thức ăn của tôm, cải thiện khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu.

Giải pháp men đường ruột cho tôm của BIOGENCY sử dụng men vi sinh Microbe-Lift do Viện Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) nghiên cứu và phát triển từ năm 1976 sử dụng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM. Với liều sử dụng 100gram sử dụng cho 100kg – 200kg thức ăn, men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM vừa mang lại hiệu quả, đồng thời giúp tối ưu chi phí cho bà con nuôi tôm. Bà con cho ăn liên tục suốt vụ nuôi để đạt hiệu quả cao nhất. Sản phẩm không chứa hoóc môn, kháng sinh và các chất độc hại.

Thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm
Sử dụng men đường ruột Microbe-Lift DFM giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm và thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm hiệu quả.

Thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tiêu trong thức ăn tôm là phương án giúp bà con vừa tiết kiệm được chi phí thức ăn, vừa mang lại hiệu quả vụ nuôi. Ngoài ra, nếu trong quá trình nuôi thủy sản nếu có thắc mắc hãy gọi vào số HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn nhé.

>>> Xem thêm: Các chất giúp kích thích tôm thèm ăn