Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách xử lý kịp thời

Trong suốt quá trình nuôi tôm sẽ không tránh khỏi việc chúng bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Những dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn là yếu tố quan trọng để bà con kịp thời phát hiện bệnh trên tôm và đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng là gì? Cách xử lý tôm bị nhiễm khuẩn trong ao nuôi tôm như thế nào cho hiệu quả?

Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách xử lý kịp thời

Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn trong ao nuôi

Tôm bị nhiễm khuẩn là tình trạng tôm bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng tôm bị nhiễm khuẩn, bà con có thể tham khảo các dấu hiệu sau:

– Biểu hiện bên ngoài con tôm:

  • Thân tôm chuyển sang màu hơi xanh (dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn MBV-bệnh còi trên tôm).
  • Thân tôm chuyển sang màu đỏ toàn thân hay từng phần phụ (bệnh đỏ thân thường do virus GAV, bội nhiễm với nhiều chủng virus khác hay do nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau).
  • Vỏ tôm bị mềm (tôm bị nhiễm hội chứng mềm vỏ).
  • Tôm chuyển sang màu xanh lục và có hiện tượng nhầy nhụa trên thân tôm (có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Protozoa).
  • Thân tôm đột nhiên chuyển sang màu sắc trắng đục (mắc chứng bông vải).
  • Bên trong đầu tôm có dấu hiệu hơi vàng và có mùi hôi khi ngắt bỏ đầu (bệnh virus đầu vàng).
  • Trên vỏ tôm xuất hiện nhiều đốm trắng (virus đốm trắng hay do virus, vi khuẩn IHHNV).
  • Trên vỏ tôm xuất hiện những đốm đen (bệnh do tôm mắc các chủng vi khuẩn).
Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách xử lý kịp thời
Tôm bị nhiễm khuẩn đốm đen.

– Biểu hiện bên trong cơ thể tôm:

  • Mang tôm xuất hiện màu đen hay màu nâu (tôm mắc chứng bệnh đen mang trên tôm).
  • Mang tôm có nhiều sợi nấm (Mycoses).
  • Mang tôm chuyển đổi sang màu xanh lục (do nhiễm ký sinh trùng Protozoa).
  • Ruột tôm bị rỗng không chứa được thức ăn (do nhiễm vi khuẩn Vibrio).

– Tình trạng ao nuôi:

Ngoài những dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn đã kể trên, bà con có thể quan sát tình trạng ao nuôi sẽ thấy các dấu hiệu sau:

  • Tôm nổi đầu, bắt mồi kép hoặc tấp mé bờ: Đây là biểu hiện khi nước ao nuôi không được tốt hoặc tôm bị nhiễm bệnh. Khi nồng độ oxy, pH, khí độc vẫn trong ngưỡng cho phép chấp nhận được, bà con nên lấy mẫu tôm kiểm tra xem tôm có mắc bệnh nguy hiểm hay không.
  • Thức ăn tồn đọng trong ao nuôi: Cho ăn là một trong những hoạt động cần thiết nhất để đánh giá sức khỏe của tôm. Thức ăn dư thừa quá nhiều trong lượt ăn của ngày chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc tôm bị nhiễm khuẩn. Tuy vậy, tình trạng tôm kén ăn hay tôm bỏ bữa có nguy cơ vì yếu tố khác biệt như: tôm bị stress, môi trường ao nuôi thay đổi,… Trong bất kì tình huống nào thì bà con cũng nên điều chỉnh lại khối lượng thức ăn thích hợp cho tôm. Không nên để thức ăn tồn động lại và làm nhiễm bẩn môi trường nước ao nuôi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm bị nhiễm khuẩn

Thông qua những dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn kể trên, bà con có thể biết được tình trạng sức khỏe của tôm. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến việc tôm bị nhiễm khuẩn? Biogency sẽ đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

  • Thức ăn cho tôm không đảm bảo chất lượng: Thức ăn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tôm, vì vậy việc lựa chọn và bảo quản thức ăn phải hết sức cẩn trọng đặc biệt trong giai đoạn tôm còn nhỏ. Việc sử dụng các loại thức ăn ẩm mốc, hư hỏng, hết hạn sử dụng hay không đúng loại thức ăn phù hợp với từng ngày tuổi của tôm sẽ bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của tôm. Bởi trong các loại thức ăn nấm mốc hư hỏng chứa rất nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe và làm cho tôm bị nhiễm khuẩn.
  • Tảo độc trong ao phát triển nhiều: Ao nuôi tôm thường là môi trường sinh sôi và phát triển của rất nhiều loại tảo, trong đó có cả các loại tảo độc. Các loại tảo này nếu phát triển quá mức sẽ gây ảnh hưởng cho tôm. Nếu tôm ăn phải các loại tảo độc sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột tôm, khiến tôm bị nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách xử lý kịp thời
Tảo độc trong ao phát triển quá mức là nguyên nhân khiến tôm bị nhiễm khuẩn.
  • Môi trường ao nuôi bị nhiễm khuẩn: Tôm bị nhiễm khuẩn có thể là do nước ao nuôi không sạch, không đảm bảo chất lượng hoặc bị nhiễm bẩn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến tôm bị bệnh. Đặc biệt là vi khuẩn Vibrio có trong nước khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển rất mạnh và gây bệnh. Tôm nhiễm khuẩn Vibrio sẽ bị chết hàng loạt trong thời gian ngắn.

Cách khắc phục tôm bị nhiễm khuẩn

Từ những nguyên nhân kể trên, bà con có thể tìm ra những cách khắc phục tình trạng tôm bị nhiễm khuẩn cũng như cách phòng ngừa tôm bị nhiễm khuẩn. Nếu phát hiện tôm bị nhiễm khuẩn bà con có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Theo dõi và kiểm soát lượng thức ăn của tôm, giảm 20-30% lượng thức ăn của tôm so với ngày thường.
  • Thay nước và sục khí đáy mạnh.
  • Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi.
  • Bổ sung thêm các loại vi sinh giúp tăng cường hệ đường ruột tiêu hóa, cũng như các loại vi sinh xử lý nước, xử lý đáy, xử lý khí độc.

Lưu ý: Sau khi diệt khuẩn 3-4 ngày, bà con mới được sử dụng vi sinh để không gây ảnh hưởng đến vi sinh cũng như tôm nuôi.

Biện pháp phòng ngừa tôm bị nhiễm khuẩn

– Lựa chọn nguồn thức ăn cho tôm tốt và chất lượng:

Thực phẩm là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình nuôi để tôm sinh trưởng và phát triển. Nếu thức ăn tốt sẽ giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh và cho sản lượng thu hoạch cao. Đối với thức ăn, bà con cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn thức ăn sạch sẽ, chất lượng cao, nên mua thức ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và mua ở những nơi cung cấp uy tín.
  • Sử dụng các loại thức ăn có giá trị cao và phù hợp với từng giai đoạn nuôi và từng giai đoạn sinh trưởng.
  • Bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc khiến thức ăn hư hỏng và mất chất.
  • Nếu phát hiện thức ăn đã hư hỏng hoặc ẩm mốc thì nên bỏ đi, không nên sử dụng.
  • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo từng ngày, từng giai đoạn của tôm. Không nên cho tôm ăn quá nhiều hoặc quá ít sẽ không tốt. Tránh để lượng thức ăn dư thừa quá nhiều sẽ khiến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và rất dễ nhiễm khuẩn.

– Phòng ngừa nhiễm khuẩn bằng việc tăng sức đề kháng cho tôm:

Bên cạnh việc đảm bảo thức ăn cho tôm, bà con nên áp dụng các biện pháp khác để tăng sức đề kháng cho tôm giúp tôm hạn chế bị nhiễm khuẩn.

  • Men vi sinh đường ruột sẽ giúp cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Loại men này còn giúp ngăn ngừa bệnh phân trắng, bệnh đường ruột ở tôm. Bà con nên bổ sung men đường ruột từ giai đoạn nuôi 20 ngày tuổi trở lên đến suốt vụ để đạt hiệu quả cao. Bà con có thể tham khảo men đường ruột Microbe-Lift DFM đến từ thương hiệu Biogency. Đây là một loại men chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột tôm như: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, với liệu lượng sử dụng thấp, 1 gói 100gr sử dụng cho 100-200kg thức ăn.
Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách xử lý kịp thời
Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM giúp cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm.
  • Các sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin,.. cũng cần được sử dụng như: Betaglucan, Vitamin C, sẽ giúp tăng sức đề kháng cho tôm.

– Sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nước:

“Nuôi tôm là nuôi nước”, nước là môi trường rất quan trọng đối với sự phát triển của tôm, bà con nên đảm bảo môi trường nước lý tưởng để tôm khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật. Để ao nuôi luôn sạch sẽ, đủ tiêu chuẩn bà con nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như: pH, độ mặn,… phù hợp.

Ngoài ra để thực hiện điều này, bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý nước nhiễm bẩn giúp nước sạch đủ điều kiện để tôm sống tốt. Hiện tại có rất nhiều loại chế phẩm sinh học để bà con chọn lựa, bà con có thể tham khảo một số loại sau:

  • Men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift Aqua C: Đây là một loại men vi sinh chuyên làm sạch nước giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo tàn,… chứa 13 chủng vi sinh chọn lọc và được nuôi cấy dạng lỏng nên có khả năng hoạt động mạnh gấp 5-10 lần so với các dạng vi sinh thông thường.
  • Men vi sinh xử lý đáy Microbe-Lift Aqua SA: Chứa quần thể vi sinh vật dạng lỏng có hoạt tính cao với các chủng Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis,… được thiết kế để tăng tốc quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, từ đó giúp bạt xi phông không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen, ngoài ra còn giảm lượng khí độc sinh ra từ đáy ao.
  • Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift Aqua N1: Dòng men vi sinh dạng lỏng duy nhất có chứa 2 chủng NitrosomonasNitrobacter có khả năng phân giải hoặc chuyển hóa các hợp chất chứa Nitơ có mặt trong nước ao nuôi tôm từ dạng Amoniac (NH3) gây độc và dạng Nitrit (NO2) rất độc đối với tôm sang dạng ít ảnh hưởng (NO3) hoặc không có khả năng gây độc cho tôm.
Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách xử lý kịp thời
Men vi sinh Microbe-Lift giúp xử lý toàn diện các vấn đề của nước nuôi tôm.

– Ngăn chặn ký sinh trùng trên tôm:

Ký sinh trùng xâm nhập và tấn công sẽ dễ khiến tôm mắc bệnh, chậm lớn, còi cọc, bỏ ăn và chết lai rai suốt vụ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nuôi. Vì vậy để ngăn chặn ký sinh trùng, bà con cần:

  • Thực hiện sổ và phòng ký sinh trùng định kỳ cho tôm giúp tôm phát triển và sinh trưởng mạnh.
  • Chủ động diệt các loại nấm, nguyên sinh động vật, protozoa, phòng nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm.
  • Sau khi đã sổ giun cho tôm cần diệt ký sinh trùng trong nước, giúp tiêu diệt tận gốc ký sinh trùng và hạn chế việc tái nhiễm lại.
  • Khôi phục lại hệ vi sinh đường ruột, chống viêm nhiễm sau sổ ký sinh trùng cho tôm bằng các lợi khuẩn.

Nhìn chung, bà con có thể dựa vào những dấu hiệu để dễ dàng phát hiện ra tôm bị nhiễm khuẩn hay không? Cần phải thường xuyên quan sát tôm nuôi để phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết trên, Biogency sẽ giúp bà con phần nào hiểu ra hơn về dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn cũng như cách điều trị phòng ngừa. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Các chất diệt khuẩn ao nuôi tôm và cách sử dụng đúng