Trong ao tôm thường xuất hiện những sinh vật nhỏ, màu trong suốt, có chất nhầy khó nắm bằng tay mà người nuôi hay gọi là trứng nước. Thực chất chúng là những con sứa. Bài viết này Biogency sẽ hướng dẫn bà con cách diệt sứa trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng sao cho hiệu quả.
Sứa trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Sứa là loại động vật thân mềm có hình nấm hoặc hình dù, miệng ở dưới, khi còn nhỏ có dạng tròn mỏng như đồng tiền sống lơ lửng trong nước. Muốn kiểm tra ao có sứa hay không thì dùng nhá cào tại góc ao thì thấy những thân mềm trong suốt, đó chính là sứa.
Nguyên nhân chính làm sứa xuất hiện trong ao nuôi tôm là do nguồn nước cấp dùng để cấp cho ao nuôi tôm có chứa sứa hoặc trứng sứa. Trứng sứa (hay còn gọi là trứng nước) có kích thước từ khá nhỏ đến rất nhỏ nên nhiều khi lưới lọc của bà con không thể lọc đước trứng sứa khiến chúng trôi vào ao nuôi và phát triển.
Ảnh hưởng của sứa đến ao nuôi tôm
Môi trường nước ao nuôi tôm là điều kiện thuận lợi cho sứa phát triển. Khi sứa xuất hiện trong ao nuôi tôm với mật độ cao, chúng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho tôm nuôi, cụ thể là:
- Sứa cạnh tranh trực tiếp oxy với tôm, nhất là vào ban đêm.
- Sứa tiết ra chất nhầy gây ảnh hưởng đến tôm nhất là gan và đường ruột tôm.
- Sứa sống trong môi trường sẽ ăn tảo và một số sinh vật phù du làm ảnh hưởng đến hệ thực vật trong ao, ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Khi sứa trong ao số lượng nhiều còn gây ra hiện tượng phát sáng nước ao.
- Một số loài sứa tiết ra chất độc làm ảnh hưởng khả năng bắt mồi của tôm, chúng có thể ăn tôm post làm giảm tỷ lệ sống của tôm.
Hướng dẫn cách diệt sứa trong ao nuôi tôm ở 2 giai đoạn khác nhau
– Diệt sứa trong ao nuôi tôm giai đoạn đầu vụ nuôi (trước khi thả tôm):
Trước khi thả tôm, bà con cần thực hiện các biện pháp để loại bỏ sứa xâm nhập vào ao nuôi thông qua nguồn nước cấp vào ao bằng cách:
- Lấy nước qua túi lọc, có hệ thống lọc đầy đủ có mắt lưới nhỏ, mắt lưới càng nhỏ thì càng loại bỏ được nhiều và kỹ các tạp chất (như sứa, trứng, các loài giáp xác, cá nhỏ…)
- Trước 3 ngày thả tôm nên kiểm tra sứa trong ao, nếu lọt vào ao thì đánh liều 300 gram CuSO4 lúc trời nắng. An toàn hơn có thể dùng PAC cho 1000 m3 nước.
- Sau đó tiến hành cung cấp vi sinh xử lý nước, tạo môi trường tảo khuê để chuẩn bị thả tôm.
– Diệt sứa trong ao nuôi tôm giai đoạn thả nuôi:
Có 2 phương pháp chính để diệt sứa trong ao tôm sau khi thả nuôi là:
- Phương pháp thủ công: Giăng lưới trước dàn quạt (chiều dài lưới bằng với chiều dài hệ thống quạt). Khi quạt nước hoạt động thì số lượng sứa sẽ bám dính trên lưới hoặc trứng sứa va đập vào lưới mà chết. Theo phương pháp này thì bà con nên vệ sinh lại lưới 4-5 ngày/lần.
- Phương pháp sử dụng hóa chất: Đánh 1 chai PAC cho 1000 m3 nước vào sáng sớm 7-8h, sau đó khoảng 11h đánh thêm 5 lít Detoxin. Tối đến bà con bổ sung vi sinh Microbe-Lift Aqua C để cấy lại hệ vi sinh trong ao.
Lưu ý: Khi diệt sứa bà con bổ sung thêm dinh dưỡng làm đường ruột tôm khỏe, hệ gan tụy tốt bằng men vi sinh Microbe-Lift DFM.
Các loại giáp xác hay sứa nếu trôi vào ao nuôi nhiều cũng gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh vật trong ao vì vậy đây là một trong những điểm lưu ý cho bà con nuôi tôm hiện nay. Nếu gặp khó khăn khi diệt sứa trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ kịp thời nhé! Chúc bà con nuôi tôm thành công!
>>> Xem thêm: Một số vi khuẩn có khả năng ức chế nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm