Để có được một vụ nuôi tôm ít rủi ro, giảm chi phí cũng như nuôi về đích thành công, trước khi bắt đầu thả tôm bà con cần làm rất nhiều các công đoạn. Trong đó tại giai đoạn chuẩn bị thì việc xử lý đáy ao nuôi tôm kỹ càng là nhiệm vụ ưu tiên để giúp bà con có thể loại bỏ mầm bệnh, chất dơ tích tụ từ vụ trước, phục hồi đáy ao để hạn chế nhất việc gặp rủi ro trong quá trình nuôi. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ hướng dẫn cách xử lý đáy ao nuôi tôm từ trước, trong và sau vụ nuôi.
Tầm quan trọng của việc xử lý đáy ao nuôi
Xử lý đáy ao nuôi tôm kỹ càng trước mỗi vụ nuôi mang lại nhiều lợi ích cho tôm trong quá trình phát triển, lại còn giúp cho bà con khi thực hiện các công tác xi-phông, xả thải đơn giản và nhanh chóng hơn. Một số ưu điểm mà xử lý đáy ao tôm mang lại như:
- Cải thiện chất lượng nước: Xử lý đáy ao giúp loại bỏ chất hữu cơ tích tụ, chất thải và các chất dinh dưỡng dư thừa từ vụ trước đó. Điều này giúp giữ cho chất lượng nước trong ao luôn ổn định, ngăn chặn sự phát triển của tảo độc hại và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tăng cường sinh khối cho các loại vi khuẩn có lợi: Quá trình loại bỏ các chất bẩn đáy ao giúp tạo ra một môi trường phù hợp cho sự phát triển của vi sinh vật có lợi, như vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.
- Kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh: Việc loại bỏ chất hữu cơ từ đáy ao giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn gây bệnh hay khí độc đáy ao. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành nuôi tôm hiện nay, đáy ao là nơi vi khuẩn thường xuyên trú ngụ.
- Tăng cường hiệu suất nuôi trồng: Môi trường ao tôm phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển nhanh chóng, cung cấp môi trường sống tốt nhất để đạt hiệu suất cao. Dẫn đến tôm có kích thước đồng đều và chất lượng thương phẩm cao hơn.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Xử lý đáy giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng cách giảm lượng chất thải và chất dinh dưỡng thải ra môi trường xung quanh. Điều này không chỉ tốt cho khu vực xung quanh mà còn giúp bảo vệ nguồn nước nuôi trồng sau này.
Hướng dẫn xử lý đáy ao nuôi tôm (trước, trong và sau vụ nuôi)
– Hướng dẫn xử lý đáy ao nuôi tôm trước vụ nuôi
Đánh giá tình trạng đáy ao nuôi bằng cách kiểm tra độ sâu của đáy ao để đảm bảo rằng nó đủ để chứa lượng nước cần thiết cho vụ nuôi tôm sắp tới hay không. Đồng thời, bà con cũng cần đánh giá mức độ chất hữu cơ, chất thải và chất dinh dưỡng tích tụ trên đáy ao sẵn có để có phương pháp cải tạo, làm sạch.
Sau khi đánh giá, cần thực hiện các bước nhằm loại bỏ cặn và chất cặn trong đáy ao bằng cách phơi đáy ao dưới trời nắng, khô ráo. Thông thường thời gian phơi đáy ao khoảng 15-20 ngày.
Phơi đáy xong bà con cày xới đất nền đáy ao lên độ sâu khoảng 5-10 cm, tiến hành rải vôi để ổn định pH nền đáy, tiêu diệt những mầm bệnh còn sót lại trong ao. Đồng thời, việc làm này còn có thể làm phân hủy khí độc yếm khí tồn tại dưới lớp bùn đáy ao như NH3, H2S,… Bà con nên sử dụng vôi CaO với liều khoảng 10kg/100m2 bề mặt đáy ao và rải đều khắp mặt đáy ao. Đối với ao lót bạt đáy, bà con tiến hành hút lớp bùn đáy của vụ trước để loại bỏ mầm bệnh còn tồn tại trong ao nuôi.
Sau những công tác trên, bà con mới bắt đầu lấy nước vào ao, xử lý nước theo đúng quy trình và thả tôm giống.
– Hướng dẫn xử lý đáy ao trong vụ nuôi
Trong quá trình nuôi, đáy ao là một môi trường ẩn nấp của khí độc, vi khuẩn, là nơi có mặt của các loại chất thải như phân tôm thải ra, vỏ tôm, xác tôm rớt đáy, xác sinh vật, tảo tàn… Để giải quyết vấn đề tồn tại ở đáy ao thì 2 điều gần như là bắt buộc trong quy trình nuôi đó là công tác xi-phông đáy ao và làm sạch nhớt bạt, bùn đáy:
- Xi-phông đáy ao trong nuôi tôm ao bạt công nghệ cao được xem việc đã rất quen thuộc đối với bà con, với tần suất 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày đối với những ao ngày tuổi lớn, nước dơ. Hệ thống xi-phông hoạt động như một máy lọc hút tất cả các chất cặn bẩn dưới đáy ao và thải ra ngoài. Tùy theo mô hình nuôi mà bà con chọn phương pháp xi-phông phù hợp tỏng các cách phổ biến hiệ nay như Xi phông bằng máy bơm; Xi phông bằng máy hút bùn đặt trên bờ; Xi phông bằng van tự động.
- Làm sạch bạt, loại bỏ nhớt cặn, phân hủy bùn đáy bằng vi sinh Microbe-lift AQUA SA. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp tăng quá trình phân hủy của lớp bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy bề mặt của lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy, giảm các khí độc sinh ra từ bùn đáy. Sử dụng AQUA SA định kỳ sẽ giúp giảm mùi hôi khi xi-phông. Chất thải thải ra môi trường cũng ít ô nhiễm hơn.
Cách sử dụng cho ao 1000m3 nước:
- Từ 0-30 ngày: 100ml/lần dùng 3 ngày/lần.
- Từ ngày 30-60 ngày: 150ml/lần dùng 3 ngày/lần.
- Từ ngày 60-90 ngày: 200ml/lần dùng 3 ngày/lần.
Cách ủ: Vi sinh AQUA SA + 50 lít nước + 1kg mật đường hoặc đường cát vàng hoặc 10ml dinh dưỡng Nutri Pack ủ sục khí 24h. Sau đó, tạt đều xuống ao.
Thời gian sử dụng: buổi sáng 6-10h.
– Xử lý đáy ao nuôi tôm sau vụ nuôi
Xử lý đáy ao nuôi tôm sau mỗi vụ nuôi là một bước quan trọng để duy trì sức khỏe của ao, chống lão hóa đáy ao, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây ô nhiễm và đảm bảo môi trường sống tốt cho vụ nuôi tiếp theo.
Trước hết, hãy thu hoạch tôm một cách cẩn thận nhất để tránh tác động đến đáy ao. Loại bỏ tôm còn lại và các chất thải từ vụ nuôi. Sau đó, tháo cạn nước ao cũ, tiến hành nạo vét hết lớp bùn nhão bằng thiết bị hút cặn hoặc máy bơm cặn để loại bỏ cặn từ đáy ao. Bón vôi diệt vi khuẩn và chuẩn bị cho vụ tiếp theo.
Trong quá trình nuôi tôm, việc quản lý và duy trì đáy ao là một khía cạnh quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hiệu suất của ao nuôi. Hướng dẫn xử lý đáy ao nuôi tôm không chỉ tập trung vào một giai đoạn trong vụ nuôi, mà còn bao gồm cả các biện pháp trước, trong và sau quá trình nuôi. Trên đây là cách thức xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả từ trước, trong và sau vụ nuôi, giúp giảm thiểu rủi ro cho vụ nuôi chính và các vụ nuôi sau này.
Ngoài ra, nếu bà con còn thắc mắc nào về xử lý đáy ao nuôi tôm hoặc bất kỳ vấn đề nào trong quá trình nuôi tôm, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị/cải tạo ao nuôi tôm để bước vào vụ nuôi mới hiệu quả