Nòng nọc trong ao nuôi tôm không còn là một hiện tượng quá xa lạ với bà con nuôi tôm. Hiện tượng xuất hiện nòng nọc trong ao nuôi tôm đã khiến bà con lo lắng và muốn tìm hiểu đây là hiện tượng gì và chúng có nguy hiểm cho ao nuôi không. Trong bài viết này, BIOGENCY sẽ thông tin đến bà con nguyên nhân, tác hại và những cách xử lý cũng như hướng dẫn bà con diệt chúng khi cần thiết nhé.
Nòng nọc là gì? Nguyên nhân xuất hiện nòng nọc trong ao nuôi tôm
– Nòng nọc là gì?
Như chúng ta đã biết, nòng nọc chính là ấu trùng của những loài như cóc và ếch, môi trường sống là dưới nước. Nòng nọc trong ao nuôi tôm dễ dàng bắt gặp khi dỡ nhá lên kiểm tra. Dấu hiệu nhận biết nòng nọc chính là chúng có thân hình bầu dục, miệng nhỏ và không có mang bên ngoài, chúng thường có màu đất như nâu, vàng và xanh lục và có đuôi.
– Nguyên nhân xuất hiện nòng nọc trong ao nuôi tôm
Trên thực tế, không có bất kỳ nguyên nhân nào đặc biệt dẫn đến xuất hiện nòng nọc trong ao nuôi tôm. Vì theo tự nhiên, các loài ếch, cóc, nhái sẽ tìm nơi có nước để đẻ trứng, trứng sẽ nở thành nòng nọc, sau thời gian ở dưới nước từ 3-7 tuần chúng sẽ “biến thái” thành những con ếch, cóc, nhái con và trưởng thành trên cạn, không còn ở dưới nước nữa.
Vì vậy sự tồn tại của nòng nọc trong ao nuôi tôm chỉ trong một thời gian ngắn, tuy nhiên vì có nhiều đợt trứng cóc, nhái được sinh ra nên bà con thường xuyên thấy sự có mặt của nòng nọc.
Nòng nọc trong ao nuôi tôm có nguy hiểm không?
Hiện tượng xuất hiện nòng nọc trong ao nuôi tôm mặc dù không gây nguy hiểm lớn cho tôm do thời gian tồn tại của chúng trong ao thường rất ngắn, và có thể tự biến mất khi điều kiện môi trường thay đổi. Tuy nhiên, nếu nòng nọc xuất hiện liên tục và không được kiểm soát, chúng có thể gây ra một số vấn đề nhỏ cho ao nuôi tôm.
Những tác hại mà hiện tượng nòng nọc trong ao nuôi tôm có thể gây ra như:
- Nòng nọc là loài ăn thức ăn tự nhiên tuy nhiên nếu không đủ chúng sẽ ăn thức ăn của tôm làm hao hụt lượng thức ăn mà bà con đã tính toán cho tôm.
- Tính sai lượng thức ăn khi canh nhá do nòng nọc thường bám vào dưới nhá và sử dụng thức ăn, làm cho bà con canh nhá không chính xác.
- Nòng nọc quá đông đúc là nguyên nhân khiến tôm thiếu oxy và thiếu hụt thức ăn nhưng đây là trường hợp không thường thấy.
Cách xử lý và phòng ngừa xuất hiện nòng nọc trong ao nuôi tôm
Như đã nói vì nòng nọc khá lành tính nên bà con không nên cố gắng diệt chúng bằng các loại hóa chất làm ảnh hưởng lên tôm cũng như xáo trộn môi trường nước. Tốt nhất để diệt nòng nọc khi ao có tôm là làm thủ công dùng vợt tay vợt hết những con nòng nọc lên hoặc dùng lưới có mắt lưới tương thích quây vớt chúng ra khỏi ao.
Nếu ao nuôi chưa thả giống, bà con có thể thoải mái diệt chúng bằng cách sử dụng các loại hóa chất phù hợp tại giai đoạn chuẩn bị ao nuôi như Chlorine, thuốc tím… chúng sẽ được loại bỏ ngay tức khắc. Sau đó tiếp tục sử dụng các loại vi sinh gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm con sau này. Luôn giữ chất lượng nước tối ưu trong quá trình nuôi để tôm sinh trưởng tốt và đề kháng khỏe mạnh.
Vi sinh gây màu nước nhập khẩu từ Mỹ Microbe-Lift AQUA C hiệu quả cho quá trình chuẩn bị thả tôm, tăng cường vi sinh vật có lợi và cân đối môi trường trong ao để giảm sự phát triển của nòng nọc, giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, tạo môi trường giúp tôm cá tăng sức đề kháng, phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn. Sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho tất cả ao hồ nuôi trồng thủy sản. Microbe-Lift AQUA C tạo ra hệ sinh thái ao nuôi, thuận lợi cho tôm, cá phát triển, nhờ:
- Phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá.
- Xử lý và làm sạch nước ao nuôi.
- Ức chế các vi sinh vật gây bệnh.
- Tạo môi trường tốt và giữ cân bằng sinh thái cho ao nuôi.
- Phòng ngừa và giảm hình thành các khí H2S, NH3 và các khí độc hại trong nước.
Hy vọng những thông tin về hiện tượng nòng nọc trong ao nuôi tôm trên hữu ích đối với bà con. Trong quá trình nuôi tôm. nếu cần tư vấn và hỗ trợ, bà con có thể liên hệ đến BIOGENCY qua HOTLINE 0909538514 để được phục vụ nhanh chóng và hướng dẫn cụ thể hơn.
>>> Xem thêm: Màu nước trong ao nuôi tôm phản ánh điều gì? Màu nước nào tốt nhất?