Quan sát hiện tượng tôm thiếu thức ăn và xử lý

Bài viết hôm nay của Biogency sẽ hướng dẫn bà con cách phát hiện và xử lý khi tôm thiếu thức ăn, hiện tượng tuy không nguy hiểm nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ tổn hại đến tôm nuôi.

Quan sát hiện tượng tôm thiếu thức ăn và xử lý

Dấu hiệu phát hiện tôm thiếu thức ăn

  • Nhìn vào tốc độ sinh trưởng của cả đàn: Dựa vào thời gian nuôi để ước chừng kích thước tôm (ví dụ tôm nuôi được 40 ngày thường đạt trọng lượng 10-15g/con), nếu nhìn thấy kích cỡ tôm nhỏ hơn tức là tôm đang bị thiếu thức ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kích cỡ (trường hợp đã xét nghiệm và loại trừ khả năng tôm nhiễm EHP).
  • Thấy hiện tượng phân đàn: Phân đàn xảy ra khi lượng thức ăn bị thiếu khiến tôm có xu hướng cạnh tranh, tấn công nhau để giành thức ăn.
  • Quan sát đường ruột tôm: Nếu đường ruột rỗng, xẹp, thấy màu xám thay vì màu bùn đen thì chứng tỏ thức ăn trong đường ruột chưa đủ cho tôm – tôm thiếu thức ăn. Vì nếu thức ăn đã đủ đáp ứng nhu cầu tôm thì ruột tôm sẽ có màu thức ăn và màu bùn đen.

Ảnh hưởng khi tôm bị thiếu thức ăn

Tôm đói trong một thời gian dài mới xuất hiện các dấu hiệu trên và thường cho ăn ít hơn 10% nhu cầu dinh dưỡng cũng không tạo ra nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên để tôm thiếu thức ăn quá lâu sẽ dẫn đến hậu quả như:

  • Sụt giảm về mặt kích cỡ thịt, giảm sản lượng thu hoạch.
  • Thiếu thức ăn đồng thời sẽ thiếu hụt một số chế phẩm khoáng, vitamin hay men vi sinh trộn trong thức ăn vô tình làm tôm không được hấp thu dinh dưỡng toàn diện. Sức khỏe tôm nuôi kém dễ mẫn cảm với các loại bệnh lý.
  • Tôm đói trong thời gian dài làm ruột tôm không giãn nở, ruột bé, ăn yếu, không đáp ứng size thức ăn lớn hơn.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng không gây chết tôm nhưng lại là nguyên nhân tác động mạnh đến sức đề kháng của tôm. Tôm dễ nhiễm các bệnh như cong thân đục cơ, bệnh mềm vỏ, lột xác khó, rớt cục thịt.
Quan sát hiện tượng tôm thiếu thức ăn và xử lý
Để lứa tôm đồng đều và phát triển cần quản lý tốt thức ăn.

Cách xử lý khi tôm thiếu thức ăn

Khi xác định được tôm đang bị thiếu thức ăn bà con cần tăng lượng thức ăn phù hợp. Thời gian canh nhá và lượng thức ăn cần đưa xuống ao theo ngày tuổi của tôm, bà con có thể tham khảo tại bảng dưới đây:

Số ngày tuổi Lượng thức ăn cho vào nhá (g/kg) Thời gian canh nhá
25 – 38 15 2h
38 – 45 20 1h30 – 2h
46 – 55 25 1h30
56 – 65 30 1h – 1h30
66 – 72 35 1h
73 – 79 40 1h
80 – Thu hoạch 45 1h

Một số lưu ý để quản lý tốt thức ăn trong quá trình nuôi tôm:

  • Bà con không nên đổi hiệu thức ăn quá nhiều lần, nên sử dụng một nhãn hiệu chất lượng trong suốt vụ. Tuyệt đối không cho ăn loại quá hạn, bị rách bao bì lâu ngày hay thức ăn không nhãn hiệu tràn lan trên thị trường.
  • Tôm thường bắt mồi liên tục ăn 4-5 lần/ngày. Bảo đảm hệ thống quạt, oxy nếu ko đầy đủ, không cho ăn vào ban đêm.
  • Đối với vùng đang bùng phát dịch bệnh hoặc thời tiết quá nắng nóng, thời tiết thay đổi hãy giảm hoặc bỏ cữ ăn của tôm, trộn thêm vào thức ăn những loại men bổ sung hỗ trợ tiêu hóa. Tại ao có điều kiện thì sử dụng máy cho ăn tự động.
  • Trong 24 ngày đầu, rải đều thức ăn, đối với ao đã gây màu tốt đảm bảo lượng thức ăn tự nhiên thì ko cần cho ăn 10 ngày đầu. Từ ngày 25 trở đi sử dụng nhá, sàng để kiểm tra điều chỉnh thức ăn.
  • Chỉ nên tăng lượng thức ăn khi kiểm tra thấy tôm có sức khỏe tốt, đường ruột đẹp, khỏe mạnh.

Tôm thiếu thức ăn là một trong những nguyên nhân khiến bà con bị giảm lợi nhuận khi thu hoạch, do đó bà con cần quan sát tôm thường xuyên trong quá trình nuôi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu tôm thiếu thức ăn và kịp thời xư lý. Nếu có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ, bà con liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 nhé! Biogency luôn đồng hành cũng bà con để có những vụ nuôi tôm thành công nhất!

>>> Xem thêm: Tôm chết trong nhá báo hiệu điều gì? Cách xử lý