Đối với tôm thẻ chân trắng, loài vật này luôn yêu cầu một lượng khoáng rất lớn (do mật độ nuôi dày đặc từ 150-300 con/m3), nhất là vào trong quá trình lột xác, tôm rất cần các loại khoáng chất như: Kali, Magie, Canxi,… Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu về tác dụng của Kali trong nuôi tôm và cách bổ sung Kali trong quá trình nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhé!
Những tác dụng của Kali trong nuôi tôm
Khoáng chất là một phần rất quan trọng trong nuôi tôm, tôm rất cần khoáng chất để sinh trưởng và phát triển.
Kali trong nuôi tôm hay còn gọi là Potassium Diformate (C2H3KO4)- là phân tử axit kép dạng muối đôi có tác dụng làm giảm pH dạ dày, tạo môi trường kiềm trong dạ dày và ruột tôm, nhờ đó làm tăng sự giải phóng Enzyme từ gan tụy, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất:
- Giảm pH dạ dày, tạo môi trường kiềm trong dạ dày và ruột tôm, làm tăng sự giải phóng của các chất lỏng đệm, chứa Enzyme từ gan tụy. Formate cũng khuếch tán vào vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa và axit hóa sự trao đổi chất của chúng, khiến tế bào vi khuẩn chết. Đặc biệt hơn nữa, các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus, Bifidobacteria) có thể cải thiện sức khỏe ruột và khiến tôm khỏe mạnh hơn.
- Kali tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh cơ và điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động Enzyme trong tế bào.
- Kali là một loại khoáng chất cần thiết cho tôm và cả một số loại tảo trong ao nuôi tôm. Các yếu tố này còn tham gia vào sự ổn định hệ đệm của nước ao nuôi, giúp ổn định chất lượng nước, giúp tôm dễ lột xác, vỏ cứng và hạn chế các bệnh cong thân, đục cơ.
Tỷ lệ khoáng Kali và Natri trong nước để đạt mức tối ưu giúp nuôi tôm hiệu quả là 28:1. Đây là ngưỡng lý tưởng để tôm phát triển tốt nhất.
Cách kiểm tra hàm lượng Kali trong nuôi tôm
Bà con có thể xác định hàm lượng Kali trong ao tôm bằng bộ test kit Kali, các bộ test này thường được bán rất nhiều trên thị trường với giá thành rất rẻ. Cách kiểm tra hàm lượng Kali trong nuôi tôm như sau:
- Bước 1: Lấy xi lanh hút nước mẫu cho vào lọ thủy tinh chia vạch đúng 15ml, sau đó nhỏ 10 giọt thuốc thử số 1 (có đánh dấu trên thân chai) vào lọ và lắc đều.
- Bước 2: Múc 1 muỗng thuốc thử dạng bột chai số 2 cho vào lọ và lắc đều đợi 1 phút để dung dịch chuyển sang màu đục.
- Bước 3: Đặt lọ thủy tinh lên vòng tròn có đánh dấu “X” trên HDSD sao cho đáy lọ nằm trong vòng tròn. Đổ từ từ lọ thủy tinh chứa dung dịch ở chai số 2 vào lọ so kết quả đến khi không nhìn thấy dấu “X” dưới đáy lọ thì dừng lại.
- Bước 4: Đọc kết quả tương ứng với mực nước trong lọ và thước đo in trên thân lọ là hàm lượng kali (mg/l).
Chú ý: Đối với những mẫu nước mặn có hàm lượng Kali cao, thì ở bước 2 lấy mẫu và pha nước theo tỷ lệ 1:30. Bước 4 lấy kết quả nhân với 30 sẽ ra kết quả cuối cùng, các bước còn lại không thay đổi.
Tôm thiếu Kali sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Nếu bà con thường xuyên quan sát tôm trong ao sẽ phát hiện khi thiếu Kali tôm sẽ có một số biểu hiện sau:
- Trên cơ thể tôm có những đốm đen đầu nhỏ li ti bằng cây kim trên toàn vỏ tôm, hoặc có những đốm trắng đục thân ở trong thịt (đục cơ).
- Tôm bị suy yếu, tôm bỏ ăn hoặc ăn yếu, đường ruột tôm rất mờ, tôm khó lột xác, lột dính đuôi và chết rải rác, nếu tình trạng thiếu Kali trầm trọng có thể dẫn đến chết hàng loạt.
Bổ sung khoáng chất Kali trong nuôi tôm như thế nào cho hiệu quả?
Tùy theo độ tuổi của tôm, bà con nên bổ sung Kali theo một lượng nhất định. Khi tôm càng lớn, bà con càng phải tăng dần lượng chất khoáng và rút ngắn lại dần cho đến cuối vụ nuôi. Bổ sung chất khoáng Kali trong nuôi tôm là một việc làm cần thiết, do đó bà con nên chủ động theo dõi tình hình ao nuôi để phát hiện kịp thời những rủi ro, từ đó có các biện pháp bổ sung kịp thời.
Về cơ bản, tôm có thể hấp thụ Kali cũng như các khoáng chất khác qua 2 hình thức sau đây:
- Hấp thụ trực tiếp từ môi trường nước: Tôm hấp thụ thông qua mang nên việc tạt khoáng thẳng vào trong nước để bù lại lượng khoáng bị mất do quá trình lột xác của tôm là không thể thiếu.
- Bổ sung khoáng chất vào khẩu phần ăn của tôm: Đối với một số ao nuôi có độ mặn thấp thì tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thụ các khoáng chất hòa tan có trong môi trường nước. Vì vậy, bà con nên bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn để tôm có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể.
Bổ sung Kali trong nuôi tôm là một việc làm quan trọng góp phần giúp tôm tăng trưởng tốt hơn. Nếu phát hiện ao nuôi thiếu khoáng Kali thì bà con nên bổ sung khoáng Kali kết hợp cùng với khoáng Magie sẽ làm tăng cơ thịt, giúp cho cơ bắp rắn chắc, tăng trọng và tăng sức đề kháng cho tôm. Ngoài ra, việc bổ sung khoáng chất Kali còn giúp phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ nhanh chóng.
Một số loại khoáng Kali cần bổ sung trong ao nuôi tôm và cách sử dụng như sau:
- Kali Clorua (KCl2): Có dạng bột, màu trắng vị hơi mặn có tác dụng làm giảm pH dạ dày ruột tôm, giúp hỗ trợ tăng trưởng cho tôm, làm giảm vi khuẩn gây bệnh, giúp làm tăng cơ thịt, làm săn chắc cơ thịt tôm, và cuối cùng là giúp tôm tăng trưởng và tăng sức đề kháng. Liều dùng 1,5-2kg/1000m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Sitto Kali Phast: Có tác dụng tăng khoáng Kali, giảm cong thân, phòng ngừa bệnh cong thân và đục cơ trên tôm. Liều dùng 1-2kg/1000m3 nước, định kỳ 7 ngày/lần.
- Anti-Cramp: Cung cấp K, Cl, Acid Humic giúp tôm khỏe mạnh và phát triển tốt, đây là một loại khoáng cần thiết cho tôm đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giúp khắc phục hiện tượng cong thân và đục cơ. Liều dùng: trộn cho ăn 5-10g/kg thức ăn, định kỳ 1-2 lần/ngày. Tạt vào nước 2kg/1000m3 nước định kỳ 3-5 ngày/lần hoặc khi thời tiết thay đổi.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm bổ sung khoáng Kali trong nuôi tôm, vì vậy bà con nên lựa chọn những sản phẩm tốt, không được lạm dụng hoặc sử dụng quá mức liều lượng cho phép để có thể tận dụng tối ưu những lợi ích mà khoáng Kali đem lại. Mọi thắc mắc trong quá trình nuôi tôm bà con có thể liên hệ đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất. Biogency chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng CaCl2 và MgCl2 để tăng khoáng cho tôm