Thời gian gần đây, việc sử dụng vi sinh hoặc công nghệ nuôi tôm bằng vi sinh đã được ứng dụng rộng rãi. Người nuôi tôm sử dụng các sản phẩm sinh học cho ao tôm như một nhu cầu thiết yếu. Cùng Biogency hiểu rõ hơn về lợi ích khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm qua bài viết dưới đây.
Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm mang lại lợi ích gì?
Vi sinh vật được sử dụng trong các ao nuôi trồng thủy sản nói chung và ao tôm nói riêng đóng vai trò quan trọng như sau:
– Phân hủy các chất hữu cơ
Vi sinh vật có cơ chế tiết ra Enzyme: Thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn,… được gọi chung là chất hữu cơ tồn tại trong nước ao tôm. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, Enzyme do vi sinh vật tiết ra giúp phân cắt các chất hữu cơ như Carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn cho vi sinh vật phân hủy, giúp làm sạch nước, tạo chất lượng nước thích hợp cho tôm tăng trưởng. Một số chủng vi sinh vật trong ao nuôi tôm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy tích lũy trong nền đáy ao hoặc bám trên bạt nuôi tôm.
– Xử lý và giảm chất độc NH3, NO2, H2S
Trong điều kiện kỵ khí của đáy ao sinh ra H2S hoặc trong quá trình phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ trong ao sinh ra NH3 và NO2, các chất này được gọi chung là “Khí độc”. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, chúng sẽ thực hiện các chức năng như:
- Tăng quá trình phân hủy, giảm các chất tích tụ dưới đáy ao, hạn chế sinh ra khí độc.
- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa hoàn toàn, tạo ra dạng không gây độc cho tôm.
Hình 1. Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm giúp xử lý khí độc NH3, NO2, H2S.
– Cạnh tranh môi trường và ức chế các vi sinh vật có hại gây bệnh cho tôm
Việc kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi trong ao với cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống, sẽ dần ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn.
– Ổn định hệ đường ruột
Một số chủng vi sinh vật được nghiên cứu về sự tồn tại của chúng trong hệ đường ruột tôm, giúp ổn định hệ đường ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn và hạn chế được các bệnh đường ruột trên tôm như: Phân trắng, phân lỏng, đường ruột gấp khúc…
– Kích thích tảo có lợi phát triển, tạo màu nước
Một số nghiên cứu và ứng dụng đã chứng minh rắng “Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm” sẽ hữu ích trong việc kích thích sự phát triển của một số loại tảo có lợi như: Tảo khuê, tảo lục, và hạn chế được sự phát triển của tảo có hại như: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho sự phát triển của tôm.
Hình 2. Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm giúp kích thích tảo có lợi phát triển, tạo màu nước đẹp cho ao nuôi.
Một số chủng vi sinh vật ứng dụng hiệu quả trong ao ao tôm
Một số chủng vi sinh vật được nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất thành các chế phẩm sinh học ứng dụng cho ao nuôi tôm như:
Chủng vi sinh vật | Cơ chế hoạt động | Lợi ích mang lại |
Bacillus Amyloliquefaciens | Phân giải chất hữu cơ, axit amin, giảm sinh ra Amonia thông qua cơ chế cấu tạo tế bào vi sinh. | Làm sạch nước, làm sạch đáy, lợi khuẩn cho ruột tôm. |
Bacillus licheniformis | Phân giải các chất hữu cơ, giảm sinh ra Amonia thông qua cơ chế cấu tạo tế bào vi sinh. | Làm sạch nước, làm sạch đáy, lợi khuẩn cho ruột tôm. |
Bacillus subtillis | Phân giải chất hữu cơ, axit amin, giảm sinh ra Amonia thông qua cơ chế cấu tạo tế bào vi sinh. | Làm sạch nước, làm sạch đáy, lợi khuẩn cho ruột tôm. |
Clotridium butyricum | Ức chế vi khuẩn E.Coli, phân giải các chất hữu cơ phức tạp. | Có tác dụng như kháng sinh, ức chế mầm bệnh. |
Desulfovibrio vulgaris | Phân giải lưu huỳnh, loại bỏ kim loại nặng. | Khử H2S, khử phèn. |
Geobacter lovleyi | Oxy hóa chất hữu cơ và kim loại nặng. | Khử phèn. |
Desulfovibrio aminophilus | Phân giải lưu huỳnh. | Khử H2S. |
Pseudomonas citronellolis | Phân giải chất hữu cơ phức tạp, giảm Amonia thông qua cơ chế cấu tạo tế bào vi sinh, khử Nitrat (NO3). | Giảm NH3, NO2, NO3. |
Rhodopseudomonas palustris | Phân giải chất hữu cơ. | Phân giải chất hữu cơ. |
Nitrosomonas và Nitrobacter | Chuyển hóa NH3 -> NO2- -> NO3-. | Giảm NH3 và NO2. |
Hình 3. Chủng vi sinh Bacillus Amyloliquefaciens khi soi dưới kính hiển vi.
Hình 4. Chủng vi sinh Clotridium butyricum.
Hình 5. Rhodopseudomonas palustris.
Lựa chọn chủng vi sinh vật trong nuôi tôm như thế nào để mang lại hiệu quả?
Để vi sinh vật mang lại hiệu quả cho quá trình nuôi tôm, bà con cần:
- Kiểm soát, lựa chọn và bổ sung đúng chủng, đúng loại cho từng vấn đề của ao tôm như: Phân giải chất hữu cơ và kiểm soát lợn cợn, kiểm soát và xử lý ao bị phèn hoặc kiểm soát và xử lý khí độc. Mỗi vấn đề sẽ cần những chủng chuyên biệt mới mang lại hiệu quả cao.
- Nên kiểm soát và bổ sung hệ vi sinh vật phù hợp ngay từ đầu vụ và định kỳ để xử lý bùn đáy ao, ổn định nồng độ NH3/NO2, đồng thời cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại.
Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho bà con. Chúng vừa an toàn cho tôm, cho con người, lại bảo vệ môi trường. Để tìm hiểu thêm về các chủng vi sinh chuyên biệt cho quá trình nuôi tôm, cũng như cách sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm sao cho hiệu quả, bà con hãy liên hệ ngay Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết.
>>> Xem thêm: 5 cách xử lý bùn đáy ao nuôi tôm giúp tăng năng suất vụ nuôi