COD và BOD đều là những chỉ tiêu đo lường chất lượng của nước thải đầu ra. Chúng được quy định trong hầu hết các Quy chuẩn về nước thải. Nắm rõ mối quan hệ giữa COD và BOD trong nước thải là việc làm cần thiết giúp xử lý nước thải đạt hiệu quả.
COD và BOD là gì?
- COD (Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
- BOD (Biochemical oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Vi khuẩn, chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra, các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với các loại nước thải
COD và BOD trong xử lý nước thải liên quan với nhau như thế nào?
COD và BOD đều là những chỉ tiêu đo lường chất lượng của nước thải đầu ra. Chúng được quy định trong hầu hết các Quy chuẩn về nước thải. Nắm rõ mối quan hệ giữa COD và BOD trong nước thải là việc làm cần thiết giúp xử lý nước thải đạt hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là: Mối quan hệ giữa COD và BOD được thể hiện như thế nào?
1. COD bao hàm cả BOD:
COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Như vậy, COD là đại lượng bao hàm cả BOD.
Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Khi phân tích COD, ta thấy nó có chức năng tương tự như BOD, bởi cả hai đều đo được hợp chất hữu cơ trong nước. Cũng như BOD thì COD là phương pháp dùng để tính lượng oxy có trong nước sau hoạt động của vi sinh vật.
2. Quá trình xác định COD và BOD được thực hiện song song:
Xác định BOD nhu cầu oxy sinh học được thực hiện bằng các quần thể phát triển sinh khối trong thời gian nhất định khoảng 20 ngày hoặc 5 ngày đối với BOD5. Trong khi đó, COD sử dụng chất oxy hóa mạnh như Kali dicromat hoặc Kali permanganate oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu nước thải ở nhiệt độ thường trong môi trường axit mạnh.
Quá trình xác định COD được thực hiện song với xác định BOD nhằm ước tính vật liệu hữu cơ không phân hủy sinh học trong nước thải. Trường hợp chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học thì COD thường gấp 1,3 – 1,5 lần BOD.
Trường hợp COD cao gấp đôi so với BOD, có thể xác định được một lượng chất hữu cơ trong mẫu nước không bị phân hủy bởi vi sinh vật thông thường.
3. Tỷ lệ BOD/COD là cơ sở để lựa chọn phương án xử lý nước thải phù hợp:
Dựa vào tỉ lệ BOD/COD, có thể đề xuất phương án xử lý nước thải phù hợp cho hệ thống:
- Trường hợp BOD/COD ≥ 0,5: Hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học tương đối cao, đủ nguồn thức ăn cho vi sinh vật. Do đó, hệ thống xử lý nước thải có thể áp dụng phương pháp xử lý sinh học để xử lý.
- Trường hợp BOD/COD < 0,5: Nước thải có rất ít hàm lượng chất hữu cơ có thể phân hủy, nếu áp dụng ngay phương pháp sinh học để xử lý nước thải sẽ không hiệu quả. Trong trường hợp này, sử dụng phương pháp xử lý bằng hóa lý sẽ được ưu tiên hơn. Những biện pháp cụ thể thường được sử dụng như: keo tụ, tạo bông… để nâng tỷ lệ BOD/COD đến mức có thể áp dụng phương pháp sinh học để xử lý ở các giai đoạn tiếp theo.
Giới thiệu dòng vi sinh xử lý nước thải giúp nâng hiệu suất xử lý COD và BOD
Để xử lý COD, BOD đạt hiệu quả, bên cạnh việc nắm rõ mối quan hệ giữa COD và BOD, kỹ sư vận hành cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn dòng sản phẩm vi sinh phù hợp để nâng hiệu suất xử lý COD, BOD, giúp nước thải đầu ra nhanh đạt chuẩn và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Microbe-Lift IND là một trong những dòng chế phẩm vi sinh mà bạn không nên bỏ qua.
- Microbe-Lift IND là dòng sản phẩm chứa đa dạng chủng vi sinh nhất trên thị trường, với 13 chủng vi sinh chuyên biệt, Microbe-Lift IND giúp xử lý chỉ tiêu COD, BOD, TSS đạt chuẩn đầu ra.
- Các chủng vi sinh trong Microbe-Lift IND có khả năng chịu được độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%), ít sản phẩm vi sinh xử lý nước thải trên thị trường làm được điều này.
- Microbe-Lift IND còn giúp phục hồi nhanh các hệ thống xử lý nước thải sau khi gặp sự cố, giảm thiểu số lượng vi sinh chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
- Liều lượng duy trì thấp do vi sinh có khả năng tự phát triển và sinh sản, giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Hiểu được mối quan hệ giữa COD và BOD, không những giúp cho việc xử lý nước thải được diễn ra thuận lợi mà còn giúp kỹ sư vận hành kịp thời xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình xử lý nước thải. Liên hệ Biogency để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn và hỗ trợ kịp thời các phương án xử lý nước thải hiệu quả và tối ưu chi phí nhất. Hotline liên hệ: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: 7 yếu tố quan trọng giúp xử lý BOD đạt hiệu quả cao