Phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải

Chất rắn lơ lửng TSS có nhiều tác động đến môi trường. Do đó, nó cũng cần được xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định. Làm cách nào để xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải? Và xử lý bằng cách nào? Hãy cùng Biogency theo dõi qua bài viết đưới đây.

Chất rắn lơ lửng là gì? Phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải

Chất rắn lơ lửng TSS là gì?

TSS là tên viết tắt của Total suspended solids, là tổng chất rắn lơ lửng (hạt vô cơ, hữu cơ, hạt đất sét, phù sa, các sợi thực vật, vi khuẩn, tảo…), là trọng lượng khô chất rắn bị giữ lại bởi lưới lọc. Khi quan sát trong nước ta thấy các hạt nhỏ lơ lửng không lắng được. TSS là chỉ tiêu được dùng để đo lường chất lượng nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải.

Chất rắn lơ lửng là gì? Phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải
Chất rắn lơ lửng TSS là chỉ tiêu cần được xử lý của hệ thống xử lý nước thải.

Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng TSS đến môi trường

  • TSS gây lắng đọng, biến đổi địa hình tại nơi xả thải nếu tiếp nhận nồng độ TSS cao trong thời gian dài.
  • Ảnh hưởng đến độ đục của nước, giảm khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh, ảnh hưởng đến quá trình tạo oxy tự nhiên cung cấp cho động vật thủy sinh để tồn tại.
  • TSS cũng có chứa chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy sinh học bởi vi khuẩn. Các vi khuẩn này sử dụng oxy trong nước làm giảm DO, quá trình phân giải yếm khí sẽ xảy ra và sản phẩm của nó là chất khí H2S, CO2, CH4… làm suy giảm chất lượng nguồn nước, động vật thủy sinh không thể sống.

Cách kiểm tra hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS

– Kiểm tra TSS trong phòng thí nghiệm:

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) = Chất rắn tổng cộng – Tổng chất rắn hòa tan

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo cần thiết

  • Cốc được làm từ một trong các vật liệu sau: Sứ, platin, thủy tinh có hàm lượng silicat cao.
  • Tủ nung: có nhiệt độ 550 ± 50 độ C.
  • Bếp nung cách thủy.
  • Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau.
  • Tủ sấy có nhiệt độ 103 – 105 độ C.
  • Cân phân tích, chính xác đến 0,1mg.
  • Bộ lọc chân không.
  • Giấy lọc thủy tinh

Bước 2: Thí nghiệm phân tích hàm lượng TSS có trong nước

Xác định chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi.

Chuẩn bị cốc thí nghiệm:

  • Làm khô cốc ở nhiệt độ 103 – 105 độ C trong 60 phút. Nếu dùng cốc để xác định cả chất rắn bay hơi thì tiến hành nung cốc ở nhiệt độ 500 – 600 độ C trong thời gian 1 giờ trong tủ nung.
  • Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong 60 phút.
  • Cân khối lượng cốc ta được thông số a(g).

Xác định chất rắn tổng cộng:

  • Chọn thể tích mẫu có khối lượng nằm giữa 2,5 đến 200 mg.
  • Làm bay hơi trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105 độ C đến khối lượng không đổi.
  • Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong 60 phút.
  • Cân ta được khối lượng b (g).

Xác định chất rắn bay hơi:

  • Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, khi nung phần khối lượng sau sấy trong tủ nung ở nhiệt độ 500 – 600 độ C.
  • Làm nguội đến nhiệt độ cân bằng trong 1 giờ.
  • Cân khối lượng thu được ta được c (mg).

Xác định tổng chất rắn lơ lửng:

  • Chuẩn bị giấy lọc thủy tinh và làm khô giấy lọc đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 103 – 105 độ C trong thời gian 60 phút.
  • Làm nguội trong bình hút ẩm ta được khối lượng d(mg).
  • Mẫu cần xác định TSS đã xáo trộn đều qua giấy lọc. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105 độ C đến khối lượng không đổi.
  • Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm.
  • Cân khối lượng giấy lọc thu được ta được khối lượng d(mg).

Do đó, việc tính toán hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải:

  • Chất rắn tổng cộng TS (mg/L) = [(b-a)×1000]/V (ml)
  • Chất rắn bay hơi TDS (mg/L) = [(c-b)×1000]/V (ml)
  • Chất rắn lơ lửng TSS (mg/L) = [(d-c)×1000]/V (ml)

– Kiểm tra TSS ngoài hệ thống xử lý:

Tại hiện trường hệ thống xử lý nước thải: Sử dụng thiết bị đo hàm lượng TSS cầm tay.

Các loại thiết bị này được bán rộng rãi ở trên thị trường với mức giá dao động từ 05 triệu đến 30 triệu đồng, tùy theo nguồn gốc và độ chính xác yêu cầu của khách hàng.

Chất rắn lơ lửng là gì? Phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải
Máy đo TSS cầm tay.

Ưu điểm của việc sử dụng máy đo TSS cầm tay là có thể giúp chúng ta biết kết quả tức thời để đưa ra những chuẩn đoán nhanh cho hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao bằng việc kiểm tra TSS trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp xử lý chất rắn lơ lửng TSS

– Phương pháp xử lý cơ học hoặc hóa lý:

Sử dụng bộ lọc hoặc các hóa chất (KAl(SO₄)₂·12H₂O-phèn nhôm, Al(OH)3 , FeSO4 và vôi) nhằm keo tụ tạo bông TSS rồi xả bỏ lượng bùn này thì sẽ giảm được nồng độ TSS trong nước.

– Phương pháp xử lý sinh học:

Chất rắn lơ lửng TSS được loại bỏ bằng các vi sinh vật có trong sản phẩm Microbe-Lift IND. Quần thể vi sinh vật mạnh mẽ trong sản phẩm Microbe-Lift IND sẽ giúp tăng sinh bùn hoạt tính, tạo ra bông bùn lớn có thể lắng và làm trong nước, từ đó TSS cũng giảm theo một cách rất hiệu quả.

Chất rắn lơ lửng là gì? Phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải
Men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên xử lý hàm lượng BOD, COD, TSS trong nước thải hữu cơ.

Phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn phương pháp xử lý sao cho thích hợp. Phương pháp sinh học xử lý BOD, COD, TSS được đề cập ở trên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND chứa 13 chủng vi sinh vật đặc hiệu giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, nước thải đầu ra đạt chuẩn môi trường. Sản phẩm được phân phối tại Việt nam bởi Biogency. Liên hệ hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Cách xử lý BOD, COD, TSS hiệu quả bằng vi sinh Microbe-Lift IND