Phòng trị bệnh gan, ruột tôm

Hiện nay, có rất nhiều loại vi khuẩn tác động đến gan tôm, chúng gây ra các loại bệnh lý về gan và dần hình thành sang bệnh khác trên cơ thể tôm, mà cụ thể là đường ruột. Do đó, bà con nên phòng trị bệnh gan ruột tôm từ đầu để giảm thiểu thiệt hại cho vụ tôm.

Phòng trị bệnh gan, ruột tôm

Nói về bệnh gan trên tôm

Bệnh gan trên tôm là các loại bệnh lý trong đó có các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp lên gan tôm và hình thành những bệnh thường gặp như bệnh vàng gan, nhũn gan, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính…

Bệnh gan trên tôm xảy ra thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Do con giống không đạt chất lượng ngay từ đầu.
  • Tôm nuôi bị nhiễm vi khuẩn độc lực cao (ví dụ loài Vibrio parahaemolyticus sẽ gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND…).
  • Do môi trường nước ao kém, các chỉ số không đạt tiêu chuẩn làm tôm sống trong môi trường yếu, dễ bệnh.
  • Đáy ao cũ, tích tụ khí độc, ít xi-phông hoặc xi-phông không đủ tần suất.
  • Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, tôm bị stress, tôm phát sáng.
  • Không đảm bảo an toàn sinh học do con người hoặc các vật dụng lây lan mầm bệnh vào ao.
  • Do tác động bởi các hóa chất độc hại diệt giáp xác như Deltamethrin, Cypermethrin (Cypermethrin > 0,005ppm gây chết tôm).
AHPND ở tôm thẻ chân trắng, màu sắc gan tụy nhạt so với tôm bình thường (trên cùng).
AHPND ở tôm thẻ chân trắng, màu sắc gan tụy nhạt so với tôm bình thường (trên cùng).

Sự liên quan giữa gan tụy và đường ruột tôm

Chức năng gan tụy và đường ruột của con tôm có mối liên kết chặt chẽ nhưng vẫn có một số bà con hay nhầm lẫn mà bỏ qua. Gan tụy có chức năng tiết mật giúp tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng nên một khi chức năng gan bị tổn thương thì đường ruột cũng bị ảnh hưởng.

Nếu là đơn thuần là bệnh đường ruột, thì dấu hiệu biểu hiện chỉ ở đường ruột tôm, nhưng khối gan tụy vẫn bình thường. Cụ thể là có hiện tượng phân lỏng, đứt khúc hay trắng hạt gạo ở đốt số 6 do nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột, trong khi gan tụy tôm vẫn tốt.

Nếu như các dấu hiệu phân lỏng, đứt khúc, ruột mờ, ở đường ruột trong khi gan tụy tôm cũng có dấu hiệu bệnh lý như sưng, viêm, hoại tử hay chỗ bao tử tiếp xúc với gan tụy bị viêm, trắng đục thì đây không phải là bệnh đường ruột. Đường ruột bị như trên có nguồn gốc từ việc gan tụy bị tổn thương gây ra, nên khi chữa bệnh thì cần chữa phần gốc.

Làm thế nào để trị bệnh gan, ruột tôm?

Như đã nói ở trên, trong chừng mực nào đó bà con sẽ có sự nhầm lẫn là tôm đang bệnh đường ruột và dẫn đến cách thức chữa bệnh không hiệu quả, vì chỉ giải quyết cái phần ngọn của nguồn cơn gây ra bệnh.

Nói cách khác, khi thấy tôm có dấu hiệu bệnh đặc trưng thì có thể đang tồn tại 2 nguồn bệnh trong tôm – gan tụy và đường ruột, nên ưu tiên chữa gan tụy, khi đó đường ruột sẽ phục hồi.

Hiện tại một số sản phẩm trên thị trường được bà con sử dụng như một cách chữa trị có chứa thành phần Silymarin được chiết xuất từ Cây Kế sữa – một thành phần quan trọng có giá trị trong các sản phẩm giải độc gan dành cho con người. Silymarin giúp gan thải độc tố tốt, giúp bảo vệ gan trước các độc tố và kích thích hoạt động tái tạo tế bào gan.

Cây kế sữa là vị thảo dược đa dụng, có tác dụng phòng trị bệnh gan ruột tôm.
Cây kế sữa là vị thảo dược đa dụng, có tác dụng phòng trị bệnh gan ruột tôm.

Giải pháp phòng trị bệnh gan ruột cho tôm bằng các sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả là cách thức cho thấy nuôi tôm không lạm dụng thuốc kháng sinh và tiết kiệm. Hơn nữa, dùng giải độc gan chứa Silymarin phòng bệnh gan làm giảm việc sử dụng kháng sinh cho tôm ở tuổi nhỏ giúp giảm lạm dụng kháng sinh trong suốt vụ nuôi. Xem thêm: Khắc phục tôm chậm lớn do lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi >>>

Tuy nhiên nếu bệnh đã vượt giới hạn hỗ trợ của các sản phẩm thì phải điều trị bằng thuốc đặc trị, và liều lượng cũng nhưng cách sử dụng cụ thể phải tùy từng trường hợp thực tế.

Phòng bệnh gan, ruột tôm ngay từ đầu vụ

Phòng bệnh gan ruột tôm ngay từ đầu là cách tốt nhất giúp người nuôi tránh được dịch bệnh trong suốt chu kỳ nuôi bằng cách:

  • Lựa chọn giống sạch bệnh bằng các phương pháp xét nghiệm.
  • Cải tạo ao đầu vụ kỹ, xử lý nước cấp và nước thay an toàn.
  • Đảm bảo an toàn sinh học để tránh lây nhiễm dịch bệnh.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho tôm khỏe, tăng đề kháng.
  • Quản lý chất lượng nước tối ưu giúp tôm có khả năng chống chọi với mầm bệnh.
  • Tham khảo: Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi, đảm bảo chất lượng nước tối ưu>>>
Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi, đảm bảo chất lượng nước tối ưu.
Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi, đảm bảo chất lượng nước tối ưu.

Gan là bộ phận quan trọng nó cũng quyết định sự khỏe mạnh của đường ruột vì vậy bà con cần theo dõi khối gan tụy để kịp thời phát hiện những triệu chứng và nguồn gốc bệnh trên tôm. Nếu trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng có thắc mắc hoặc cần tư vấn về cách phòng trị bệnh gan ruột tôm, bà con liên hệ HOTLINE BIOGENCY 0909 538 514 đội ngũ của chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con. Chúc bà con có những mùa vụ thật bội thu.

>>> Xem thêm: Cách giải độc gan cho tôm