Quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy

Trong các loại trái cây phổ biến tại Việt Nam, đa số đều chứa hàm lượng đường lớn trong thành phần. Điều này dẫn đến quá trình sản xuất, nước thải sẽ rất ô nhiễm và chứa rất nhiều đường (COD rất cao). Quá trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy sẽ có những đặc thù nhất định. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết về quy trình xử lý nước thải của ngành này qua bài viết dưới đây.

Quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy

Việt Nam là một nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, với điều kiện thời tiết thuận lợi, rất nhiều loại hoa quả phát triển mạnh hình thành các vùng chuyên canh các loại hoa quả, trái cây đặc trưng với sản lượng lớn. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành chế biến trái cây tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh trong đó có ngành chế biến trái cây sấy.

Quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy
Một vài sản phẩm trái cây sấy điển hình.

Trong các loại trái cây phổ biến tại Việt Nam, đa số đều chứa hàm lượng đường lớn trong thành phần. Điều này dẫn đến quá trình sản xuất, nước thải sẽ rất ô nhiễm và chứa rất nhiều đường (COD rất cao). Quá trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy sẽ có những đặc thù nhất định. Dưới dây là sơ đồ về quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy điển hình hiện nay:

Quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy.

Theo đó, để xử lý nước thải chế biến trái cây sấy hiệu quả cần chú trọng vào việc loại bỏ dầu từ nước thải và tăng hiệu suất xử lý ở hầm Biogas. Chi tiết về quá trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy và cách vận hành hệ thống xử lý nước thải này hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo.

Chi tiết về quá trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy và cách vận hành HTXLNT hiệu quả

Nước thải sau quá trình sản xuất sẽ được xử lý sơ bộ bằng lược rác và tách dầu mỡ. Ở công đoạn này, cần chú ý vệ sinh thường xuyên bể tách dầu, mỡ và thu gom rác thường xuyên để tránh tình trạng nghẹt rác, ứ đọng dòng chảy sẽ sinh mùi hôi, tắc nghẽn đường ống.

Quá trình sấy khô trái cây, đặc biệt ở các loại quả có tinh dầu nhiều như bưởi, chanh,… hoặc quá trình chế biến sau quá trình sấy sử dụng dầu ăn để chế biến, nước thải từ các quá trình này chứa rất nhiều FOG – đây là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải chế biến trái cây sấy.

Để hạn chế tối đa tác động của VFAs (Volatile. Fatty Acids), BIOGENCY đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp xử lý bằng công nghệ vi sinh vật. Men vi sinh chuyên xử lý dầu mỡ, FOG – Microbe-Lift DGTT chứa các chủng Bacilus với hoạt tính cao, xử lý dầu mỡ triệt để sẽ giúp cho tần suất xử lý/vệ sinh ở bể tách dầu mỡ giảm thiểu rõ rệt, hạn chế mùi hôi và ngăn ngừa tình trạng tắt nghẽn đường ống do dầu mỡ.

Quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy
Men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT

Sau công đoạn xử lý cơ học, nước thải sẽ được trung hòa nồng độ tại bể điều hòa. Tại bể điều hòa này, cần có kích thước lớn vì tính chất nước thải của các nhà máy sấy trái cây sẽ có sự thay đổi liên tục tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến cũng như công đoạn sản xuất, bể điều hòa lớn sẽ giúp ổn định được nồng độ ô nhiễm, tránh tình trạng quá tải hoặc thiếu tải trong quá trình xử lý phía sau.

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được đưa vào giai đoạn xử lý bằng Hầm Biogas (nước thải có chứa COD > 5000 mg/l) hoặc bể kỵ khí UASB (COD < 5000 mg/l). Như BIOGENCY đã nêu trên, nước thải trái cây sấy có chứa hàm lượng lớn đường – là thành phần chính tạo nên giá trị COD cao. Vậy nên, giai đoạn này là giai đoạn xử lý quan trọng nhất trong hệ thống.

Vì là giai đoạn xử lý quan trọng nhất trong hệ thống xử lý nước thải trái cây sấy, các nhà quản lý – kỹ sư vận hành hệ thống cần áp dụng, tạo điều kiện để giai đoạn xử lý này có hiệu suất cao và ổn định nhất.

“Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí được chọn lọc khắt khe và hoạt hóa sẵn sẽ là giải pháp giúp tăng hiệu suất xử lý của hầm Biogas/bể kỵ khí tối ưu nhất hiện nay.”

Quy trình xử lý nước thải chế biến trái cây sấy
Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS

Sau quá trình xử lý bằng hầm Biogas/bể kỵ khí, nước thải cơ bản đã được đưa về với các giá trị ô nhiễm thấp hơn rất nhiều so với lúc chưa xử lý. Các giai đoạn xử lý thiếu khí – Anoxic và hiếu khí – Aerotank, các kỹ sư cần chú ý đến các thông số về pH, DO, độ kiềm để đảm bảo vận hành được trơn tru nhất.

Bạn đang có một hệ thống xử lý nước thải chế biến trái cây sấy và đang gặp các vấn đề trong hiệu suất xử lý? Bạn hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật có kinh nghiệm nhiều năm vận hành và xử lý sự cố trong ngành xử lý nước thải chế biến thực phẩm hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Tăng hiệu suất bể kỵ khí hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm