Tôm bị xuất huyết đường ruột: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách xử lý

Tôm bị xuất huyết đường ruột là hiện tượng gì? Có nguy hiểm đến tôm nuôi hay không? Cách phòng trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu các kiến thức thức xung quanh hiện tượng “tôm bị xuất huyết đường ruột” qua bài viết dưới đây.

Tôm bị xuất huyết đường ruột: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách xử lý

Nguyên nhân tôm bị xuất huyết đường ruột

Bệnh xuất huyết đường ruột là một trong những loại bệnh về chức năng đường ruột trên tôm. Tuy nhiên bà con nuôi tôm thường nhắc đến với cách gọi tôm bị đỏ ruột, ruột màu đỏ. Mắc phải bệnh này, triệu chứng đầu cho thấy đường ruột trống, phân đứt khúc, tôm bỏ ăn, sau đó bao tử và gan tôm chuyển dần sang màu nâu đỏ, nếu nặng thân tôm chuyển sang màu hồng/đỏ, bơi lờ đờ cuối cùng tôm chết dần và có thể gây thiệt hại hoàn toàn.

Tôm bị xuất huyết đường ruột: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách xử lý
So sánh tôm bình thường (trái) và tôm bị đỏ ruột/xuất huyết (phải).

Tôm bị xuất huyết đường ruột có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp sau đây:

  • Nhiễm vi khuẩn Vibrio là nhóm vi khuẩn chính gây bệnh đường ruột nói chung. Các bệnh như Taura Syndrome Virus (TSV) và White Spot Syndrome Virus (WSSV) cũng thường là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Nước ô nhiễm hoặc nước chất lượng kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột tôm. Các chất ô nhiễm, hóa chất tồn dư và môi trường nước không phù hợp cũng có thể góp phần vào tình trạng xuất huyết.
  • Do tôm ăn xác những con tôm chết rớt đáy hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ: Chế độ dinh dưỡng không cân đối hoặc thiếu hụt các dạng chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm suy giảm sức đề kháng của tôm, từ đó làm tăng khả năng bị nhiễm trùng và xuất huyết.
  • Tôm ăn phải thức ăn bị nấm mốc, tảo độc hoặc các loại động vật mang mầm bệnh như giun, trùng chỉ ở dưới đáy ao làm ảnh hưởng đến gan tụy, đường ruột làm tôm không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến ngộ độc, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Sử dụng thức ăn kém chất lượng hoặc thức ăn chứa các chất phụ gia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
  • Tôm bị nhiễm ký sinh trùng, thời tiết xấu, ao có khí độc cao.
  • Tôm khi mắc bệnh về gan vẫn có khả năng dẫn đến ruột đỏ. Xem tôm tập trung tại các góc ao có gặp tình trạng gan chuyển đỏ, gan sưng, vàng gan hay không. Những con ruột đỏ mà gan xấu thì có thể bệnh gan là nguyên nhân chính.

Bệnh xuất huyết đường ruột ảnh hưởng đến tôm như thế nào?

Bệnh về đường ruột khiến tôm ăn ít, chậm lớn, ruột rỗng và đứt từng khúc. Khi ruột chuyển sang màu đỏ đó là giai đoạn khá muộn, đã thấy được bằng mắt thường chứng tỏ tôm đang nguy hiểm. Ngay sau đó là hệ lụy tôm bị phân trắng, phân đứt khúc, viêm đường ruột.. ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tỷ lệ sống, sự thành công của vụ nuôi. Một số tác động lên tôm và cả ao nuôi như:

  • Sức đề kháng suy giảm: Bệnh xuất huyết đường ruột làm suy giảm khả năng miễn dịch của tôm. Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động hiệu quả, tôm trở nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Giảm tốc độ tăng trưởng: Bệnh tật có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm. Nếu tôm không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách hiệu quả, chúng sẽ không phát triển đúng cách.
  • Tăng hệ số thức ăn: Với tôm bị xuất huyết đường ruột, lượng thức ăn tiêu thụ có thể tăng lên do chúng không hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Điều này có thể tăng chi phí sản xuất.
  • Lây nhiễm: Nếu không kiểm soát được bệnh tật, có nguy cơ lây nhiễm lên toàn bộ ao nuôi, gây thiệt hại lớn cho cả đàn tôm.
  • Thiệt hại kinh tế: Gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi trồng tôm, do giảm sản lượng và tăng chi phí điều trị.

Khi thấy tôm có các dấu hiệu đỏ ruột cần mang tôm đi kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh hoặc nguyên nhân chính xác nhằm có cách điều trị phù hợp.

Phòng ngừa tôm bị xuất huyết đường ruột bằng cách nào?

Nên phòng ngừa tôm bị bệnh đường ruột nói chung và xuất huyết đường ruột nói riêng bằng cách quản lý tốt thức ăn đưa xuống ao, chọn loại thức ăn chất lượng, xi-phông 2 lần/ngày để loại bỏ tối đa xác tôm chết, trong quá trình nuôi nên bổ sung men đường ruột Microbe-Lift DFM chứa nhiều lợi khuẩn giúp tôm có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  • Cung cấp 4 lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột tôm, đó là Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis.
  • Giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
  • Phân tôm giảm mùi hôi 70-80%
  • Tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm.
  • Hạn chế các bệnh về đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng
Tôm bị xuất huyết đường ruột: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách xử lý
Men vi sinh đường ruột hiệu quả cho tôm.

Bà con nên chủ động phòng ngừa tôm bị xuất huyết đường ruột ngay từ đầu vụ nuôi bằng cách quản lý tốt môi trường và thức ăn của tôm để giúp tôm phát triển tốt, đồng đều và về size lớn hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ, bà con hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Bệnh viêm đường ruột cấp trên tôm phòng ngừa như thế nào?