Hiện nay, các loại bệnh về ký sinh trùng khá phổ biến ở các ao nuôi tôm khiến các bà con lo lắng và quan ngại khi muốn mở rộng diện tích nuôi trồng. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng? Và biện pháp nào có thể giúp bà con điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tôm nhiễm ký sinh trùng do đâu?
Liệu rằng các hộ nuôi tôm có biết được các nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng ở tôm không? Để có biện pháp phù hợp cho mỗi loại bệnh ký sinh trùng ở tôm, trước hết bà con cần biết được nguyên nhân chính gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân xảy ra trong quá trình nuôi dễ làm tôm nhiễm ký sinh trùng:
- Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trong ao nuôi tôm cao.
- Lượng thức ăn dư thừa của tôm thải ra nhiều, các chất hữu cơ trong ao tích lũy tăng dần.
- Bà con nuôi tôm với mật độ cao trong khi diện tích lại hạn hẹp.
- Không thường xuyên vệ sinh ao tôm, cải tạo ao mỗi mùa vụ khiến chất lượng môi trường nước và ao kém đi.
- Vật chủ trung gian như giun, sán, ốc,… xuất hiện nhiều, lây nhiễm bệnh nguy hiểm ở tôm.
Những yếu tố trên chính là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng ở tôm phát triển và làm hại đến tôm, giảm năng suất nuôi trồng ở mỗi mùa vụ.
Hình 1. Tôm nhiễm ký sinh trùng đe dọa đến sự phát triển và năng suất cuối vụ.
Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng trên tôm có nhiều loại, tùy vào loại nào tôm nhiễm phải mà biểu hiện ngoài cơ thể sẽ khác nhau. Dưới đây là một số loại ký sinh trùng điển hình và dấu hiệu nhận biết chúng.
– Tôm nhiễm ký sinh trùng EHP
- Đặc điểm của ký sinh trùng EHP:
Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) chính là nguyên nhân gây ra bệnh vi bào trùng tử ở tôm. Chúng thường xuất hiện trong gan hoặc tuỵ tôm và nhân lên trong tế bào chất ở biểu mô ống gan, tuỵ.
Bệnh vi bào trùng tử EHP không gây chết hàng loạt, tuy nhiên chúng cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở tôm dẫn đến bệnh còi tôm, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con chăn nuôi tôm. Đa phần, những ao tôm xuất hiện bệnh này, bà con sẽ thấy chúng có kích thước không đều khi thu hoạch và chỉ đạt từ 10 – 40% so với những ao tôm khác.
Hình 2 Tôm nhiễm ký sinh trùng EHP.
- Dấu hiệu nhận biết:
Tôm bị nhiễm ký sinh trùng EHP thường có dấu hiệu mềm vỏ, chết rải rác quanh hồ, giảm năng suất ăn. Khi thu hoạch tôm, bà con dễ nhận thấy bằng mắt thường về màu sắc chuyển sang màu trắng đục hoặc màu sữa (ở tôm thẻ) và đường ruột tôm bị đứt quãng hoặc rỗng.
– Tôm nhiễm ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine
- Đặc điểm của ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine:
Gregarine là một loại ký sinh trùng xuất hiện trong đường ruột tôm, gây tổn thương các biểu mô, tắc nghẽn ruột, tổn thương niêm mạc. Ký sinh trùng Vermifrom thì xuất hiện ở các tế bào biểu mô gan tụy bị hoại tử bong tróc, làm tổn thương gan tụy..
Hai ký sinh trùng này chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh phân trắng ở tôm, làm giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và giảm tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng ở tôm. Bệnh phân trắng khá phổ biến và thường xuất hiện từ ngày nuôi thứ 40 trở đi.
Hình 3. Bệnh phân trắng xảy ra là do tôm nhiễm ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine.
- Dấu hiệu nhận biết:
Tôm bị nhiễm 2 ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine thường có dấu hiệu xuất hiện các sợi phân trắng nổi trên mặt nước ao nuôi. Tôm bị mềm vỏ, màu tối sẫm lại và không phát triển. Bệnh phân trắng không gây chết hàng loại nhưng lại gây ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển của ao tôm.
– Tôm nhiễm ký sinh trùng Haplosporidian infections và Hepatopancreatic haplosporidiosis
- Đặc điểm ký sinh trùng Haplosporidian infections và Hepatopancreatic haplosporidiosis:
Haplosporidian infections và Hepatopancreatic haplosporidiosis là hai loại ký sinh trùng gây bệnh trên gan tụy ở tôm. Chúng xuất hiện làm tổn thương gan tụy, làm cho tôm có khả năng đề kháng kém, khả năng chống chịu stress kém. Vì vậy chúng dễ dàng bị kẻ địch tấn công và ăn thịt, tỷ lệ sống sót ít.
Hình 4. Tôm nhiễm ký sinh trùng Haplosporidian infections và Hepatopancreatic haplosporidiosis gây nên các bệnh về gan tụy.
- Dấu hiệu nhận biết:
Khi tôm nhiễm ký sinh trùng Haplosporidian infections và Hepatopancreatic haplosporidiosis sẽ bị chuyển màu sang trắng đục hoặc trắng sữa, gan tụy co lại, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm tăng trưởng. Khi tôm lớn, bà con dễ phát hiện rõ ở phần lưng từ gan tụy đến giữa thân.
Cách phòng và điều trị tôm bị nhiễm ký sinh trùng
– Cách điều trị khi tôm nhiễm ký sinh trùng
Với các dấu hiệu được nêu ở trên, bà con dễ dàng nhận biết được bệnh của tôm khi nhiễm ký sinh trùng, đồng thời cũng sẽ xác định được loại ký sinh trùng mà tôm mắc phải và các loại bệnh xảy ra liên quan. Khi phát hiện tôm có các triệu chứng bất thường cho thấy rằng tôm đã nhiễm ký sinh trùng, bà con có thể xử lý bằng cách:
- Lấy mẫu đi xét nghiệm và kiểm tra tình trạng sức khoẻ của tôm.
- Theo dõi và kiểm soát lại lượng thức ăn, nên giảm 20 – 30% so với ngày thường để hạn chế sự dư thừa thức ăn trong ao.
- Thiện hiện thay nước ao nuôi và sục khí đáy mạnh, diệt khuẩn ao nuôi bằng các loại thuốc sinh học.
- Bổ sung cho tôm các loại vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM cải thiện hệ tiêu hoá, có lợi cho đường ruột.
Hình 5. Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.
– Biện pháp phòng tránh tôm nhiễm ký sinh trùng
Thông thường, ký sinh trùng được phát hiện qua quan sát kính hiển vi hoặc cá kỹ thuật xét nghiệm hiện đại. Vì vậy, bà con chăn nuôi ao tôm cần lưu tâm và nên có kế hoạch mang mẫu đi xét nghiệm định kỳ để kiểm tra bệnh ở tôm và ao nuôi. Bên cạnh đó, bà con cũng nên thực hiện các biện pháp phòng tránh ký sinh trùng lây nhiễm ở tôm như:
- Ngay từ khâu chọn giống, cần cẩn thận, chọn con giống chất lượng cao từ các nhà cung cấp uy tín. Đồng thời phải đảm bảo được con giống đã xét nghiệm không có bệnh, không nhiễm các loại ký sinh trùng.
- Trước và trong quá trình thả tôm, cần thực hiện đúng quy trình cải tạo ao nuôi. Luôn đảm bảo tôm được phát triển trong môi trường sạch sẽ, hạn chế các yếu tố trung gian xâm nhập và phát triển.
- Nguồn nước nuôi tôm phải đảm bảo chất lượng về độ pH, độ kiềm,… ở mức tối ưu, đảm bảo môi trường tốt nhất để tôm phát triển.
- Bà con cần thực hiện an toàn sinh học trong nuôi tôm, hạn chế sự xuất hiện của các mầm bệnh, nâng cao sức khỏe của tôm và an toàn cho người tiêu dùng.
Để hạn chế các bệnh lây nhiễm từ ký sinh trùng, bà con cần có kiến thức để phòng tránh và điều trị kịp thời cho tôm. Hy vọng với những thông tin ở trên, Biogency đã giúp bà con có thêm nhiều thông tin về dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan bạn có thể liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Quản lý hệ vi sinh trong đường ruột tôm