Tôm và Vitamin C có mối liên quan gì với nhau?

Tôm và Vitamin C là hai khái niệm quen thuộc trong đời sống, mang lại những giá trị và lợi ích nhất định. Trong quá trình nuôi tôm, Vitamin C là một yếu tố thường được đề cập đến. Vậy thực chất giữa tôm và Vitamin C có mối liên quan gì với nhau? Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Tôm và Vitamin C có mối liên quan gì với nhau?

Vitamin C và lợi ích của Vitamin C

Vitamin C (hay Acid Ascorbic) là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với các loài động vật bậc cao và một số ít những loài vật khác. Thông thường, Vitamin C tồn tại ở dạng tinh thể trắng, tan được trong Ethanol 96, dễ tan trong nước, khó tan trong rượu và không tan trong Cloroform và Ether.

Tôm và Vitamin C có mối liên quan gì với nhau?
Cấu tạo hóa học của Vitamin C.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, Vitamin C có nhiều dạng khác nhau như bột, tinh thể, viên nén, viên con nhộng,…
Vitamin C có nhiều lợi ích trong cơ thể sống, điển hình nhất có thể kể đến như:

  • Khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ: Vitamin C có khả năng bảo vệ khỏi các tác động từ gốc tự do gây hại, giúp duy trì sức khỏe cho các cơ thể sống trong môi trường sống của mình.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C có vai trò quan trọng trong cải thiện chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Đây cũng là một yếu tố cần thiết để tăng cường, duy trì hệ miễn dịch.

Tôm và Vitamin C có mối liên quan gì với nhau?

Tôm và Vitamin C đều mang lại những giá trị, lợi ích nhất định. Đồng thời trong quá trình nuôi tôm, Vitamin C cũng được đề cập đến thường xuyên. Vậy thực chất giữa tôm và Vitamin C có mối liên quan như thế nào với nhau?

Tôm có khả năng tổng hợp Vitamin nhưng với một lượng rất ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu. Do đó, việc bổ sung các loại Vitamin vào thức ăn của tôm là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, khác với các loại động vật khác, tôm không có khả năng tổng hợp Vitamin C do thiếu Enzyme L-Gulono-Lactone Oxidase (một loại Enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp). Vì vậy, tôm chủ yếu hấp thụ Vitamin C thông qua thức ăn.

Mặt khác, nếu không được bổ sung Vitamin C, tôm sẽ ăn kém, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, khả năng chống chọi với biến đổi môi trường kém và dễ bị bệnh, tỷ lệ chết có thể lên đến khoảng 1-5%/ngày, tỷ lệ sống có thể hao hụt đến khoảng 80-90%.

Trong quá trình nuôi tôm, việc bổ sung Vitamin C sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tham gia vào quá trình tổng hợp chất Collagen, một chất có khả năng tăng cường những phản ứng miễn dịch và sức đề kháng cho tôm cùng với một số vi lượng khác.
  • Góp phần tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó hạn chế tình trạng tôm bị stress, đồng thời tăng khả năng thích ứng trước những sự thay đổi và tác động từ môi trường cũng như thời tiết.
  • Đóng vai trò như là một chất kháng oxy hóa và kích thích hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ hấp thu sắt nhằm ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu.
  • Hạn chế những tác động tiêu cực từ Amoniac (NH3), gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ở tôm, đồng thời giúp hạn chế khả năng gây độc của Nitrit (NO2) trong ao nuôi tôm.
Tôm và Vitamin C có mối liên quan gì với nhau?
Hiểu được mối liên hệ giữa tôm và Vitamin C góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thực phẩm thông minh và bền vững.

Sử dụng Vitamin C đúng cách trong nuôi tôm

Nhu cầu sử dụng Vitamin của tôm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, thói quen, tốc độ tăng trưởng, hình thức nuôi, đặc tính nước, tình trạng sinh lý và giai đoạn phát triển của tôm. Tôm càng lớn thì nhu cầu Vitamin C càng giảm. Bên cạnh đó, quá trình nuôi tôm và Vitamin C cần bổ sung cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tôm bị bệnh cần bổ sung lượng Vitamin C cao hơn.

Bà con nuôi tôm có thể bổ sung Vitamin C bằng cách sau:

  • Hòa tan Vitamin C trong nước rồi tạt đều hỗn hợp Vitamin C vào ao nuôi tôm. Cách này thường được sử dụng vào giai đoạn đầu vụ, trước khi thả tôm nhằm chống sốc môi trường và tăng đề kháng cho tôm;
  • Trộn thức ăn cho tôm và Vitamin C: Hòa tan Vitamin C cùng nước sạch rồi trộn vào thức ăn. Có thể sử dụng thêm chất kết dính như Dopa Fish, dầu gan mực để tăng sự kết dính bao bọc, giúp tôm hấp thu hiệu quả hơn.

Liều lượng thức ăn sử dụng cho tôm và Vitamin C sẽ phụ thuộc vào loại Vitamin C. Bà con nên bổ sung định kỳ khoảng 3-5 ngày/tháng và khi tôm bị bệnh thì tăng liều lên và nên bổ sung liên tục 5-7 ngày. Lúc tôm còn nhỏ, liều lượng sử dụng được khuyến cáo là 1kg thức ăn cho tôm và Vitamin C cần có là 10g.

Ngoài ra, trong thực tế, người ta nhận thấy rằng bổ sung Vitamin C ở dạng Ascorbyl-2-Polyphosphate với liều lượng 30mg/kg thức ăn thì tôm cải thiện sức đề kháng, ít nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn Vibrio. Cùng với đó, để hạn chế hao hụt Vitamin C trong nuôi tôm, nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn ở nhiều dạng khác nhau. Bà con có thể bổ sung Vitamin C loại vi bọc do dạng này có hàm lượng Vitamin C cao (khoảng 80-90%) và có thể lưu trữ trong vài tháng.

Ngoài Vitamin C, trong quá trình nuôi tôm, bà con cần kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc bổ, men vi sinh để tăng sức đề kháng trước khi dùng kháng sinh để điều trị bệnh cho chúng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán Vitamin C, khoáng chất và các chế phẩm sinh học cho tôm, bà con cần lựa chọn cơ sở uy tín, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo hiệu quả vụ nuôi.

Trên đây là những thông tin về mối liên hệ giữa tôm và Vitamin C. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

>>> Xem thêm: Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?