Ứng dụng quy trình nuôi tôm với vi sinh Microbe-Lift AQUA C, AQUA SA và AQUA N1 giúp tôm tăng trưởng tốt, ít sinh bệnh, từ đó, hạn chế được chi phí sử dụng thuốc cho tôm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thu hoạch.
Xử lý môi trường ao nuôi tôm là việc làm cần thiết
Con tôm khác heo, gà ở chỗ tôm ở dưới nước, nó ăn và bài tiết chất thải cùng một chỗ, nước dơ thì tất nhiên tôm sẽ sinh bệnh. Các vấn đề liên quan đến bệnh ở tôm chủ yếu đều do ô nhiễm môi trường ao nuôi sinh ra. Và bệnh tôm khác với bệnh người, một khi bị nhiễm bệnh, các loại thuốc trên thị trường chưa chắc có hiệu quả.
Tôm chỉ hấp thu được khoảng 30% dinh dưỡng từ thức ăn, còn lại khoảng 70% thải ra môi trường thông qua việc bài tiết và thức ăn hòa tan vào trong môi trường nước, tạo ra môi trường sống bất lợi cho tôm, gây bệnh và sinh ra nhiều chất độc ảnh hưởng đến sự sống và tăng trưởng của tôm.
Có nghĩa là, cho tôm ăn càng nhiều, hệ vi sinh trong ao phải tăng cường xử lý gấp nhiều lần cho số thức ăn thừa mới đảm bảo môi trường nước tốt (mà người nuôi tôm hay gọi là màu nước đẹp).
Ứng dụng quy trình nuôi tôm với vi sinh Microbe-Lift AQUA C, AQUA N1 và AQUA SA
Quy trình nuôi tôm với vi sinh Microbe-Lift là quy trình ứng dụng 3 dòng sản phẩm chuyên biệt để xử lý môi trường nước ao nuôi tôm, gồm:
- Xử lý nước, tạo màu nước với vi sinh Microbe-Lift AQUA C.
- Xử lý khí độc (NO2, NH3) với vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 (chứa chủng Nitrosomonas và Nitrobacter)
- Xử lý đáy với vi sinh Microbe-Lift AQUA SA.
– Xử lý nước trước khi thả giống với AQUA C:
Khuyến cáo nên sử dụng vi sinh AQUA C ngay từ khâu chuẩn bị nước trước khi thả giống. Mục đích:
- Cung cấp các chủng vi sinh vật có lợi giúp làm sạch nước, ức chế các vi khuẩn gây hại trước khi thả giống. Giúp tăng tỷ lệ sống sót giai đoạn thích nghi.
- Ổn định môi trường nước, chống sốc môi trường cho tôm giống mới thả.
– Xử lý nước ở giai đoạn nuôi chính thức với AQUA C:
Microbe-Lift AQUA C là sản phẩm chứa tổ hợp vi sinh hoạt tính mạnh, với số lượng chủng vi sinh có lợi lên đến 13 chủng, được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
- Liều lượng sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C: Nếu thả với số lượng 150.000 tôm và dùng đúng theo như khuyến cáo trên bao bì, sẽ chỉ cần 3 chai (khoảng 3 lít) cho toàn vụ 75 – 90 ngày đến khi đàn tôm đạt 30 con/kg.
- Khi nuôi với mật độ 120 – 150 con/m2, trong vòng 45 ngày đầu, không cần thay nước.
Lưu ý: Trong ao tôm nên có nhiều quạt nhiều sục khí, tạo môi trường giàu oxy, chúng sẽ giúp khống chế toàn bộ môi trường ao, làm rào chắn bảo vệ đầu tiên và hiệu quả nhất cho con tôm.
– Xử lý khí độc sinh ra trong ao nuôi với AQUA N1 và AQUA SA:
Từ khoảng ngày thứ 30, ao nuôi tôm bắt đầu xuất hiện khí độc ở nồng độ thấp. Khi sinh khối tôm lớn:
- Bắt đầu rút nước đen xi phông thường xuyên.
- Sử dụng Vi sinh Microbe-Lift AQUA SA để hỗ trợ việc phân giải chất hữu cơ sang dạng (NH₄)⁺, kết hợp sử dụng Vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobactor để chuyển hóa và xử lý NH3, NO2 sinh ra.
Thường xuyên đo đạc các chỉ tiêu (NH₄)⁺, (NO₂)⁻ để kiểm soát nồng độ khí độc dưới mức gây nguy hiểm cho tôm.
Lưu ý cần thiết để có môi trường ao nuôi tôm chất lượng
Chất lượng nước ao nuôi tôm tùy thuộc vào lượng thức ăn đưa xuống ao. Cần lưu ý 4 điều sau để Quy trình nuôi tôm với vi sinh Microbe-Lift mang lại hiệu quả:
- Đối với ao 1.000 m3, sử dụng vi sinh Microbe-Lift đúng liều, hàng ngày cho ăn dưới 50 kg, người nuôi sẽ không cần lo về vấn đề ô nhiễm, vi sinh sẽ giúp phân hủy triệt để.
- Khi cho tôm ăn mức từ 50 – 70 kg/1.000m3/ngày, cần kết hợp hợp chặt chẽ vi sinh Microbe-Lift AQUA C, AQUA N1, AQUA SA với xi phông nước đen. Mức cho ăn 70 kg/1000 m3/ngày phù hợp với 2,5 tấn tôm lớn hoặc 1,5 tấn tôm nhỏ.
- Trường hợp nuôi mật độ cao, cần phải nhìn nước, nhìn tôm để chẩn đoán tình trạng của tôm. Khi tôm lớn, cần đo 2 – 3 lần/ngày các chỉ tiêu: pH, kiềm, (NH₄)⁺, (NO₂)⁻, phối hợp nhịp nhàng xi phông nước đen 2 tiếng/lần, thay nước nếu môi trường trở xấu. Kiểm soát tốt các mức pH, kiềm. Thay nước xong đánh vi sinh trở lại bù cho số vi sinh mất đi do thay nước.
- Tùy sức khỏe và độ lớn của tôm, tùy pH, nhiệt độ nước, mỗi ao và mỗi thời điểm mà tôm có sức chịu đựng nồng độ (NH₄)⁺, (NO₂)⁻ khác nhau.
Ví dụ: Tôm nhỏ, có (NH₄)⁺ = 5 mg/l là tôm sinh bệnh, nhưng tôm khỏe và lớn 50 con/kg có thể chịu được mức (NH₄)⁺ 40 mg/l. Hoặc tôm nhỏ (NO₂)⁻ = 10 mg/l là tôm sinh bệnh, nhưng tôm khỏe và lớn 50 con/kg có thể chịu được mức (NO₂)⁻ 40 mg/l. Khi môi trường xấu, tôm khỏe vẫn chịu được, nhưng sức tăng trưởng sẽ chậm, xác suất sinh bệnh cao hơn, năng suất thu hoạch từ đó cũng thấp hơn.
Nuôi tôm là một hình thức phát triển kinh tế ngày càng được nhiều bà con quan tâm. Hy vọng Quy trình nuôi tôm với vi sinh Microbe-Lift mà Biogency chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con thuận lợi hơn trong quá trình nuôi tôm, giúp năng năng suất và chất lượng thu hoạch vụ mùa.
Ứng dụng quy trình nuôi tôm với vi sinh Microbe-Lift AQUA C, AQUA SA và AQUA N1 giúp tôm tăng trưởng tốt, ít sinh bệnh, từ đó, hạn chế được chi phí sử dụng thuốc cho tôm, tiết kiệm chi phí nuôi trồng. Các dòng men vi sinh Microbe-Lift được nhập khẩu 100% từ Mỹ, hoàn toàn an toàn cho tôm và người sử dụng.
Hiện sản phẩm đang được phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Biogency – Dẫn đầu về giải pháp xử lý khí độc (NO2, NH3) ao nuôi tôm. Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về quy trình nuôi tôm với vi sinh Microbe-Lift ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách khắc phục hiện tượng TÔM NỔI ĐẦU hiệu quả, an toàn