Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ là một vấn đề được bà con rất quan tâm. Khí độc NO2 có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng mùa vụ. Trong đó, phương pháp xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ bằng vi sinh luôn được ưa chuộng bởi tính an toàn và thân thiện cho môi trường, sức khỏe mà vẫn đảm bảo được hiệu quả.
Nguyên nhân xuất hiện khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ?
Thông thường, trong quá trình nuôi tôm thẻ, tôm chỉ có thể hấp thụ được khoảng 30% lượng chất đạm có trong thức ăn. Do đó, phần thức ăn dư thừa còn lại sẽ hòa tan vào nước và một phần bị tích tụ tại lớp bùn đáy ao nuôi khiến cho môi trường sống của tôm bị ô nhiễm nặng nề. Khi này, những chất thải đó sẽ bị phân hủy thành Amonia (trong nước tồn tại ở 2 dạng NH3 hoặc NH4+ phụ thuộc vào pH của nước), từ đó kéo theo lượng NO2 cũng dần tăng.
Có thể nói rằng, “khí độc” NO2 xuất hiện là từ quá trình oxy hóa Amonia trong nước ao nuôi, Amonia sinh ra chủ yếu do lượng chất thải hữu cơ tại đáy ao từ phân tôm, xác thủy sinh hay từ thức ăn thừa của tôm như đã đề cập. Bên cạnh đó, độc tính của Amonia tùy thuộc vào dạng tồn tại của Amonia trong nước, thông thường dạng NH3 sẽ có độc tính cao hơn dạng NH4+.
Trong điều kiện ao nuôi giàu oxy, Amonia bị oxy hóa thành NO2- ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Lượng NO2 này tích lũy trong nước với một khoảng thời gian dài sẽ ngày càng tăng cao và gây hại cho tôm.
Vì sao cần xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ?
Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ luôn là một vấn đề nhức nhối đối với bà con nuôi tôm. Nếu không xử lý NO2 một cách triệt để, sức khỏe của tôm trong ao nuôi cũng như hiệu suất mùa vụ. Dưới đây là một số lý do chính khiến khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ cần được xử lý nhanh chóng và triệt để:
- Khi lượng khí độc NO2 ở tầng đáy tăng cao, tôm sẽ không thể tiếp cận với thức ăn được, từ đó dẫn đến tôm bị rỗng ruột hay tôm chậm lớn.
- Nồng độ khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ cao khiến tôm dễ bị ngạt và mắc phải một số bệnh như bệnh phân trắng, bệnh gan tụy, bệnh đốm trắng hoặc nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tôm chết do sốc môi trường.
- Một số ảnh hưởng nghiêm trọng khác do khí độc NO2 quá cao gây ra như tôm chết rải rác vào khoảng thời gian sáng sớm hay chiều tối, hoặc tôm nổi đầu.
Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ bằng vi sinh
Hiện nay, có nhiều phương pháp được ứng dụng để xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ. Tuy nhiên, phương án sử dụng vi sinh để xử lý khí độc NO2 hiện vẫn được bà con tin dùng và ưu tiên lựa chọn nhất vì mang lại được hiệu quả xử lý khí độc tận gốc, đồng thời có đặc tính an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ bằng vi sinh chính là sử dụng khả năng hoạt động chủ yếu từ hai nhóm vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter. Đây là hai chủng vi khuẩn có khả năng tham gia vào quá trình chuyển hóa, thúc đẩy chuyển hóa NH3/NH4 thành NO2 sang NO3 diễn ra mạnh mẽ hơn, cũng như chuyển hóa mạnh mẽ những hợp chất có chứa Nitơ trong nước ao nuôi tôm thẻ từ dạng NH3/NH+ (gây độc cấp tính) và NO2- (gây độc mãn tính, giảm miễn dịch, dễ bệnh và rớt) trong ao nuôi tôm thẻ thành dạng NO3- ít ảnh hưởng hoặc không gây độc cho ao nuôi. Quá trình này được thực hiện dựa trên chu trình chuyển hóa của Nitơ trong nước.
Trên thị trường hiện nay, có rất đa dạng sản phẩm men vi sinh xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ nhưng rất hiếm sản phẩm chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter. Trong đó, sản phẩm men vi sinh dạng lỏng Microbe-Lift AQUA N1 được Biogency cung cấp luôn được ưa chuộng và đánh giá cao với các khả năng nổi bật như:
- Thúc đẩy, hỗ trợ cho quá trình Nitrat hóa được diễn ra mạnh mẽ.
- Giảm thiểu đáng kể nồng độ khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ.
- Cấp cứu cho các tình trạng tôm nổi đầu, bị thiếu oxy do sự tích tụ của khí độc gây ra.
- Tăng tỷ lệ sống cho tôm, giảm thiểu tình trạng tôm chết.
- Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, nâng cao sản lượng và chất lượng tôm thu hoạch được.
Bên cạnh đó, bà con có thể bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 ngay từ sau 10 ngày khi thả giống để tạo mật độ vi sinh vật Nitrat sẵn sàng cho quá trình xử lý khí độc cho giai đoạn sau, đồng thời điều này cũng giúp kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm luôn trong ngưỡng an toàn.
Qua đây bà con có thể hiểu rõ hơn về vấn đề xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ của mình. Nếu có khó khăn trong quá trình khử khí độc khi nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, Biogency sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: So sánh 2 dạng “Men vi sinh dạng lỏng” và “Men vi sinh dạng bột” trên thị trường hiện nay