Khi nuôi tôm, ngoài con giống, kỹ thuật nuôi,… thì môi trường nước cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần dẫn đến một vụ nuôi thành công. Chắc hẳn bà con không còn xa lạ với các cụm từ: lợn cợn, váng bọt ao nuôi tôm. Lợn cợn là các chất rắn lơ lửng hay chất thải tích lũy trong ao. Làm thế nào để xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm, giúp tôm có môi trường thuận lợi để phát triển?
Nguyên nhân xuất hiện lợn cợn trong ao nuôi tôm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ao nuôi tôm xuất hiện lợn cợn, và dưới đây là những nguyên nhân điển hình:
– Do tảo nở hoa và sụp tảo:
- Tảo nở hoa: Những ao nuôi dư thừa chất hữu cơ, mất cân bằng dinh dưỡng Nitơ và Phospho trong điều kiện thuận lợi, các loại tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo giáp, tảo đỏ,… sẽ phát triển mạnh, sản sinh ra nhiều chất độc gây ra lợn cợn làm nhớt nước ao, tạo váng bọt khó tan.
- Tảo chết (sụp tảo): Nếu pH trong nước thấp cộng với độ kiềm thấp hoặc diệt tảo không đúng cách sẽ làm tảo chết đồng loạt gây ô nhiễm nước ao nuôi, tạo lợn cợn và váng bọt khó tan.
– Do bùn đáy tích lũy nhiều:
Trong quá trình phân hủy yếm khí, lớp bùn bã hữu cơ dưới đáy ao nuôi sẽ sản sinh ra các loại khí độc như: H2S, NO2, NH3, CH4,… các khí này sẽ kết hợp cùng với lượng oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa thành dạng ít độc hơn và sẽ nhanh chóng phóng thích khỏi môi trường. Khi lượng chất thải hữu cơ tích tụ đáy ao nhiều, quá trình phân hủy sản sinh khí độc diễn ra cực kỳ mạnh làm khí độc tăng cao và tạo thành váng bọt trong ao.
Nước ao nuôi có pH cao và nhiệt độ cao thì khả năng gây độc cho tôm càng lớn.
– Do các vi sinh vật dạng sợi phát triển gây mất cân bằng dinh dưỡng:
Các vi sinh vật này có khả năng gây ra các hợp chất kỵ nước kết hợp cùng với bọt khí tạo thành váng bọt, đồng thời khi chết đi, các vi sinh vật này sẽ phóng thích các chất bề mặt sinh học gây nhớt nước, sự hình thành váng bọt càng gia tăng.
– Do các chất rắn lơ lửng hình thành nhiều trong ao:
Các chất rắn lơ lửng làm nước bị nhớt, đục, lợn cợn dẫn đến hình thành váng bọt. Có 2 nguyên nhân khiến chất rắn lơ lửng xuất hiện nhiều trong ao là:
Nguyên nhân tự nhiên:
- Đất trên bờ bị rửa trôi xuống ao khi trời mưa, nhất là đối với những ao đất không lót bạt hoặc ao lót bạt bờ.
- Các hạt keo đất sét không lơ lửng không lắng tụ (vô cơ).
- Sự hoạt động mạnh mẽ của các động vật thủy sản, vi sinh vật cũng có thể làm đục nước ao nuôi, đặc biệt là những ao nuôi mật độ cao.
Nguyên nhân từ con người:
- Lạm dụng các loại hóa chất, những loại vôi kém chất lượng, nhiều tạp chất để khử chua, tăng độ phèn.
- Sên vét cải tạo ao không kỹ, hoặc ao nông cũng làm nước ao nuôi bị đục.
- Lượng thức ăn dư thừa và phân tôm không được con người xử lý.
- Xử lý nguồn nước cấp vào ao không qua ao lắng hoặc quá trình cấp nước không qua túi lọc sẽ gây ra tình trạng nước lợn cợn, phù sa trong ao nuôi tôm.
Lợn cợn ảnh hưởng như thế nào đến tôm?
Chất rắn lơ lửng thường bao gồm các chất hữu cơ, là một môi trường tốt để virus và vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, nếu không xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm, chúng sẽ ảnh ra những ảnh hưởng nghiêm trọng:
- Khi những lợn cợn và thức ăn dư thừa trong ao nuôi tôm quá nhiều, cùng với xác tảo tàn thì rất dễ xúc tác cho khí độc NH3, NO2 và H2S trong ao tôm tăng lên vượt ngưỡng, làm tôm ăn kém, giảm ăn hoặc bỏ ăn hàng loạt.
- Khi xuất hiện nhiều lợn cợn sẽ làm lượng oxy trong ao tôm giảm xuống thấp làm tôm bị thiếu oxy và nổi đầu.
- Các mảng lợn cợn trong ao nuôi tôm nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh cho tôm (cụt râu, mòn chân,…).
- Tôm ăn phải các mảng bám trong ao sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như gan, tụy (sưng gan, trống ruột, phân trắng, phân lỏng,…). Đối với một số trường hợp nếu không xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn quá trình hoạt động của tôm gây ra tình trạng đen mang và vàng mang trên tôm.
- Ngoài tích tụ khí độc, sự xuất hiện dày đặc của các chất rắn lơ lửng và lợn cợn còn tạo điều kiện lý tưởng cho tảo độc phát triển, những loại tảo lam sẽ phát triển cạnh tranh với các loại tảo silic có lợi trong ao. Từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường và tôm nuôi trong ao.
Hướng dẫn cách xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm
Lợn cợn trong ao nuôi tôm là vấn đề có thể xử lý được, bà con nên quan sát ao nuôi thường xuyên để có những biện pháp xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là những cách có thể giúp bà con xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm ngay từ đầu vụ nuôi:
– Gia cố kỹ bờ ao, ao nuôi phải có độ sâu phù hợp:
Đối với một số hộ nuôi có điều kiện nên sử dụng ao lót bạt hoặc lót bạt bờ, vì mưa đột ngột hay mưa nhiều sẽ làm đất rửa trôi xuống ao gây lợn cợn cho ao.
Trường hợp nước ao nuôi bị đục, đầu tiên cần xác định nước đục vô cơ hay hữu cơ để có biện pháp xử lý phù hợp, xác định bằng cách lấy mẫu nước dưới ao cho vào xô hoặc bình thủy sinh, để yên sau 1 tuần nếu nước vẫn đục là do các hạt đất sét lơ lửng, nếu có lớp cặn lắng tụ ở dưới là do chất hữu cơ.
– Quản lý chất lượng thức ăn và lượng cho ăn phù hợp:
- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng đầy đủ xuất xứ: Bà con nên lựa chọn thức ăn cho tôm ở những cửa hàng lớn, có uy tín, có thương hiệu có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ thành phần của thức ăn, bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh cho tôm ăn thức ăn quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu ẩm mốc để phân tôm khi thải ra môi trường sẽ làm nước bị lợn cợn.
- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn: Bà con nên cho tôm ăn lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi, thường xuyên kiểm tra nhá đề có thể biết được lượng thức ăn mà tôm hấp thụ để điều chỉnh, tránh cho tôm ăn quá nhiều để lượng thức ăn rơi vãi xuống ao, lâu ngày sẽ làm nước bị lợn cợn. Xem thêm: Cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả?
– Xử lý bùn đáy ao nuôi:
Xử lý bùn đáy ao nuôi là một trong những cách hiệu quả giúp bà con xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm. Bà con nên thường xuyên xi-phông và hút bùn đáy ao để tránh tình trạng nước lợn cợn, váng bọt. Có 3 phương pháp xi-phông hiện đang được nhiều bà con áp dụng là:
- Xi-phông đáy ao tôm bằng máy bơm.
- Xi-phông đáy ao tôm bằng máy hút bùn đặt trên bờ.
- Xi-phông đáy ao tôm bằng van tự động.
Đối với mỗi cách xi phông sẽ có ưu nhược điểm cũng như cách hoạt động khác nhau, bà con có thể xem tại: Xi-phông đáy ao tôm như thế nào cho hiệu quả?
– Quản lý tảo ở mật độ phù hợp:
Bằng cách duy trì các chỉ tiêu pH và ổn định độ kiềm trong ao nuôi tôm, bà con có thể kiểm soát sự phát triển của tảo có hại, từ đó giúp nâng cao hiệu quả xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm. Đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng, ngưỡng kiểm soát phù hợp là:
- Độ pH: 7,5 – 8,5. Khoảng chênh chệch pH giữa ngày và đêm không vượt quá 0,5.
- Độ kiềm: 120 – 180 mg CaCO3/l.
– Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm:
Bên cạnh các biện pháp trên, Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa các chủng Bacillus có khả năng phân hủy bùn đáy và chất hữu cơ dư thừa trong nước để xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm.
Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift Aqua C đến từ thương hiệu Biogency. Đây là một loại vi sinh làm sạch nước ao nuôi chứa quần thể vi sinh vật được nuôi cấy và phân lập ở dạng lỏng duy nhất trên thị trường có khả năng hoạt động mạnh gấp 5-10 lần so với các loại vi sinh thông thường, giúp xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm hiệu quả và an toàn cho tôm cũng như người sử dụng.
Men vi sinh Microbe-Lift Aqua C chứa 13 chủng vi sinh vật đa dạng để xử lý nước ao nuôi, liều lượng sử dụng thấp nhưng độ hiệu quả mang lại cực kỳ cao.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift Aqua C để xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm như sau:
- Giai đoạn 0-30 ngày tuổi: Sử dụng 100ml vi sinh cho ao 1000m3 nước + 50 lít nước + 1kg mật rỉ đường hoặc đường cát vàng hoặc 10ml dinh dưỡng ủ vi sinh Microbe-Lift Nutri-Pack ủ sục khí 24 giờ, sau đó tạt đều khắp ao.
- Giai đoạn 30-60 ngày tuổi: Sử dụng 150ml vi sinh cho ao 1000m3 nước + 50 lít nước + 1kg mật rỉ đường hoặc đường cát vàng hoặc 10ml dinh dưỡng ủ vi sinh Microbe-Lift Nutri-Pack ủ sục khí 24 giờ, sau đó tạt đều khắp ao.
- Giai đoạn 60-90 ngày tuổi: Sử dụng 200ml vi sinh cho ao 1000m3 nước + 50 lít nước + 1kg mật rỉ đường hoặc đường cát vàng hoặc 10ml dinh dưỡng ủ vi sinh Microbe-Lift Nutri-Pack ủ sục khí 24 giờ, sau đó tạt đều khắp ao.
Lưu ý: Để quá trình xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên sử dụng Microbe-Lift AQUA C vào ban ngày, từ 6-10 giờ sáng.
Hiện tượng lợn cợn xảy ra nguyên nhân là do bà con chưa quản lý tốt ao nuôi cũng như không xi phông thường xuyên. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tôm làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bà con nắm được những kiến thức hữu ích để xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm của mình. Nếu có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ, bà con hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất! Chúc bà con nuôi tôm thành công.
>>> Xem thêm: Cách diệt rong trong vuông tôm