Nước thải chế biến thực phẩm là một trong những loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao và khó xử lý. Xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng phương pháp sinh học là giải pháp hiệu quả và an toàn mà doanh nghiệp nên lựa chọn. Nhưng áp dụng như thế nào để việc xử lý mang lại hiệu quả?
Ô nhiễm môi trường từ nước thải chế biến thực phẩm
Ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, mà còn thành công khi giữ vị thế cao và mang nhiều ưu thế cạnh tranh trên cộng đồng xuất khấu thực phẩm thế giới. Hằng năm, ngành công nghiệp thực phẩm đóng góp một phần không nhỏ vào GDP cho cả nước. Ngành thực phẩm là ngành rất đa dạng và phong phú như: Rượu bia, nước giải khát, sữa, bánh kẹo, chế biến đồ hộp, chế biến thực phẩm ăn nhanh, chế biến tôm cá…
Hình 1. Sản xuất cá tra, basa xuất khẩu sang Mỹ.
Nước thải chế biến thực phẩm có nồng độ ô nhiễm rất cao như BOD, COD, SS, Nitơ, Phospho và vi sinh vật gây bệnh… Khi xả thải vào nguồn nước mà không được xử lý sẽ gây ô nhiễm cho vùng bị xả thải, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Các chất rắn lơ lửng SS trong nước thải làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế quá trình quang hợp của tảo, rong rêu.
- Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao gây ra hiện tượng phú dưỡng, rêu tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước.
- Các vi sinh vật kị khí hoạt động, phân giải các chất hữu cơ tạo ra mùi hôi khó chịu…
- Xem thêm: Các chỉ tiêu thường bị vượt chuẩn trong nước thải chế biến thực phẩm >>>
Con người nếu sử dụng trực tiếp nguồn nước này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ bị các bệnh liên quan đến đường ruột như: Bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính…
Tính chất nước thải chế biến thực phẩm đầu vào
Hàm lượng ô nhiễm thông thường của nước thải chế biến thực phẩm đầu vào được thể hiện ở bảng dưới đây:
TT | Thông số | Đơn vị tính | Giá trị | QCVN 40:2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 5.5 – 6.5 | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 560 – 1.500 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 800 – 2.500 | 75 | 150 |
4 | SS | mg/l | 120 | 50 | 100 |
5 | Tổng Nitơ | mg/l | 100 – 250 | 20 | 40 |
6 | Tổng Photpho | mg/l | 10 – 50 | 4 | 6 |
7 | Coliform | MNP/100ml | 4.000.000 | 3.000 | 5.000 |
Từ bảng trên có thể thấy đầu vào của nước thải chế biến thực phẩm rất ô nhiễm. So với tiêu chuẩn xả thải ở cột B của QCVN 40:2011/BTNMT, hàm lượng BOD5 cao gấp 11 – 30 lần, COD cao gấp 5 – 16 lần, tổng Nitơ gấp 2,5 – 6 lần và Coliform gấp 800 lần. Do đó, nếu không xử lý nước thải chế biến thực phẩm sẽ rất nguy hại đến con người, môi trường và hệ sinh thái.
Giải pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng phương pháp sinh học là giải pháp hiệu quả và an toàn mà doanh nghiệp nên lựa chọn. Công nghệ xử lý nước thải thực phẩm bằng phương pháp sinh học là sử dụng các sản phẩm có chứa vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Có thể sử dụng phương pháp sinh học kết hợp với phương pháp hóa lý nhằm giảm nồng độ ô nhiễm như: Keo tụ tạo bông, tuyển nổi..và tiền xử lý bằng phương pháp cơ học như: Song chắn rác tinh, bể lắng cát…
Hình 2. Hệ thống xử lý nước thải chế biến tôm.
Các sản phẩm vi sinh Microbe-Lift có thể giúp tăng tốc quá trình phân hủy chất hữu cơ, giúp hệ thống đạt tiêu chuẩn xả thải.
Lựa chọn chủng vi sinh vật phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm
- Vi sinh vật kỵ khí: Microbe-Lift BIOGAS sử dụng các chủng vi sinh vật kỵ khí có khả năng hoạt động gấp 5 – 10 lần so với vi sinh thường. Sản phẩm bổ sung vào bể sinh học kỵ khí giúp làm giảm nồng độ ô nhiễm COD, BOD lên đến 80% so với đầu vào. Giúp giảm tải cho bể sinh học hiếu khí.
- Vi sinh vật hiếu khí: Microbe-Lift IND là quần thể vi sinh vật dạng lỏng chiếm đến hơn 385 triệu con/ml. Với ưu thế là dạng lỏng nên khả năng thích nghi, sống sót khi bổ sung nước thải lên đến 90%. Với mật độ vi sinh cao và khả năng thích nghi mạnh, Microbe-Lift IND giúp tăng cường hiệu suất xử lý của hệ thống hiện tại lên đến 30 – 40%, giảm hàm lượng BOD, COD, TSS, Nitrat, làm nước thải trong hơn và không có mùi hôi.
Hình 3. Bể sinh học hiếu khí sử dụng men vi sinh Microbe-Lift.
- Vi sinh vật xử lý Amonia: Microbe-Lift N1 là chứa hai chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter giúp khởi động và tăng cường quá trình Nitrat hóa trong bể sinh học hiếu khí. Giúp làm giảm Amonia, Nitrit và đóng vai trò quan trọng trong chu trình xử lý Nitơ tổng.
Hình 4. Ba dòng sản phẩm vi sinh Microbe-Lift phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.
Liều lượng sử dụng men vi sinh để xử lý nước thải chế biến thực phẩm đạt hiệu quả tối ưu
Để men vi sinh xử lý nước thải chế biến thực phẩm mang lại hiệu quả tối ưu nhất, việc sử dụng như thế nào cho đúng là điều bạn không thể bỏ qua. Đối với vi sinh Microbe-Lift, cần sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày với liều lượng 40 – 80 ml/m3 nước thải. Sau đó duy trì hiệu suất và ổn định hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm một tuần một lần với liều lượng 1 – 5 ml/m3. Liều lượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tính chất nước thải và đặc điểm của từng hệ thống.
Men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải chế biến thực phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ bởi Biogency, thuộc Công ty TNHH Đất Hợp. Hãy đến với Biogency để cảm nhận hiệu quả của một sản phẩm men vi sinh chất lượng, đội ngũ kĩ thuật giàu kinh nghiệm. Hệ thống xử lý nước thải của bạn sẽ được cải thiện và đáp ứng tiêu chuẩn xả thải, nhà máy sẽ hoạt động thân thiện với môi trường xung quanh. Hotline liên hệ tư vấn: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Xí nghiệp chế biến thực phẩm đang đối mặt với khó khăn gì trong xử lý nước thải?