Nước thải của ngành công nghiệp sản xuất phân bón bị ô nhiễm bởi các nguồn khác nhau và có đặc tính khác nhau. Để xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón hiệu quả, cần hiểu được tính chất và phương pháp xử lý của loại nước thải này. Bài viết dưới đây Biogency sẽ giúp bạn.
Nước thải ngành sản xuất phân bón phát sinh từ đâu?
Tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào và công nghệ sản xuất mà từng nhà máy phân bón sinh ra từng loại nước thải khác nhau. Nhìn chung, nước thải chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sản xuất: Sơ chế, khuấy trộn, sàng lọc, nước thải từ quá trình xử lý bụi, nước làm nguội máy móc, thiết bị… và nước thải sinh hoạt tại nhà máy.
Xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón như thế nào?
Các chất ô nhiễm có trong nước thải nhà máy sản xuất phân bón hóa học thường gồm: Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N,P) cao, các chất trung gian, NH, những axit vô cơ H2SO4, H3PO4, ngoài ra còn có các muối tan và các cặn bẩn ở dạng lơ lửng. Đối với mỗi tính chất ô nhiễm, cần áp dụng phương pháp xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón cho phù hợp, cụ thể như sau:
– Xử lý nước thải mang tính axit hay kiềm cao:
Nước thải ngành sản xuất phân bón mang tính axit hay kiềm cao được xử lý bằng cách trung hòa hai dòng nước thải mang tính axit và kiềm với nhau hoặc dùng tác nhân trung hòa, lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hòa hay hấp thụ khí axit bằng kiềm… Trong quá trình trung hòa, một lượng bùn cặn được tạo thành.
- Trung hòa bằng trộn lẫn nước thải: Trộn nước axit và nước kiềm trong thùng chứa có cánh khuấy hoặc khuấy trộn bằng không khí với vận tốc ở đường ống cấp vào bằng 20 đến 40 m/s. Và phải đảm bảo cả hai loại nước thải này đều không chứa các cấu tử gây ô nhiễm khác.
- Trung hòa bằng bổ sung các tác nhân hóa học: Có thể sử dụng các tác nhân hóa học như NaOH, KOH, Na2CO3, NH4OH, CaCO3, MgCO3, Đôlômit (CaCO3, MgCO3) để trung hòa nước axit. Việc lựa chọn các tác nhân để trung hòa phụ thuộc vào thành phần và nồng độ axit của nước thải và cần tính đến quá trình có tạo ra cặn bã. Nước thải axit gồm:
+ Nước chứa axit yếu (H2CO3, CH3COOH).
+ Nước chứa axit mạnh (HCl, HNO3).
Bên cạnh đó, có thể sử dụng đá vôi ở dạng Hydroxyl Canxi (sữa vôi) hoặc dạng bột khô để trung hòa nước thải axit.
– Xử lý nước thải chứa Flour và Photphat:
Nước thải ngành sản xuất phân bón thường chứa flour và photphat trong sản xuất phân lân và phân hỗn hợp NPK.
Xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón loại này bằng phương pháp hóa học với sữa vôi hoặc vôi để tạo thành kết tủa CaF2, CaHPO4 hay Ca5(OH)(PO4)3 và kết hợp với đông keo tụ bằng cách bổ sung chất keo tụ Fe2(SO4)3 để tăng hiệu quả khử Photphat và dễ lắng.
– Xử lý nước thải chứa dầu, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao:
Dầu mỡ ở trạng thái tự do, nổi lên nước và được tách bằng các phương pháp cơ học, tuyển nổi, sục khí các chất cơ học trên bể điều hòa hay bể lắng. Các chất rắn lơ lững được xử lý bằng phương pháp đông keo tụ thường kết hợp xử lí với phương pháp hoá học hoặc tạo kết tủa ở trên và sau đó là lắng xuống.
– Xử lý nước thải từ quá trình rửa khí hoá than:
Dòng thải này sinh ra trong công nghiệp sản xuất phân đạm, đáng chú ý là trong sản xuất phân ure gắn liền với công nghệ khí hoá than.
– Xử lý nước thải chứa NH3 và Ure nồng độ cao:
Đối với dòng nước thải này, có 3 phương pháp thường được áp dụng để xử lý:
- Phương pháp trao đổi ion: Phương pháp này thực hiện ở nhiệt độ thấp, nồng độ NH3 bất kỳ và NH3 thu hồi được tuần hoàn sử dụng cho sản xuất.
- Phương pháp nuôi tảo: Một số loài tảo như Spirulina, Cloella-Scenemus có thể phát triển trong môi trường nước thải của nhà máy phân đạm. Tảo sử dụng NH3 và ure như chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển ở nồng độ thích hợp, như nồng độ NH3 là 75 mg/l. Nếu nồng độ cao quá sẽ làm tảo bị chết.
- Phương pháp sinh học: Sử dụng các vi khuẩn để thực hiện các quá trình Nitrate hóa – xử lý Amoni và khử Nitrate thành N2, cụ thể:
Thông tin | Bể Hiếu khí (Aerotank) | Bể thiếu khí (Anoxic) |
Quá trình | Nitrat hóa – Xử lý Amonia | Khử Nitrate – kết thúc quá trình xử lý Nitơ tổng |
Sơ đồ | ||
Vi khuẩn chuyển hóa | Nitrosomonas, Nitrobacter |
Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes |
Sản phẩm cần | Microbe-Lift N1 | Microbe-Lift IND |
Hình ảnh |
Nước thải ngành sản xuất phân bón với hàm lượng ô nhiễm cao, cần thiết phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường theo quy định của pháp luật. Để được tư vấn về các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón hiệu quả và an toàn, bạn hãy liên hệ đến Biogency theo Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Xử lý Ammonia Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan (Nồng độ 1000 mg/l)