Giải pháp xử lý nước thải nhà máy cao su đạt chuẩn loại A QCVN tại Bình Phước

Nước thải nhà máy cao su là một trong những loại nước thải gây khó nhằn và đòi hỏi ở người kỹ sư vận hành một kinh nghiệm nhạy bén. Để xử lý nước thải nhà máy cao su đạt chuẩn loại A theo QCVN 01 MT:2015/BTNMT không hề đơn giản. Vậy nhà máy cao su tại Bình Phước này đã ứng dụng giải pháp gì? Hãy cùng Biogency tìm hiểu nhé!

Giải pháp xử lý nước thải nhà máy cao su đạt chuẩn loại A QCVN tại Bình Phước

Giới thiệu chung về nhà máy cao su tại Bình Phước

Nhà máy cao su tại Bình Phước và được thành lập từ năm 2009 đến nay. Nhà máy chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cao su ra nước ngoài như Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc,… Các sản phẩm cao su do nhà máy sản xuất như SVR 3L; CV60; CV50,… với sản lượng mỗi năm lên đến 10 ngàn tấn sản phẩm.

Hình ảnh sản xuất cao su bên trong nhà máy.

Hình 1. Hình ảnh sản xuất cao su bên trong nhà máy.

Với một sản lượng lớn sản phẩm được sản xuất mỗi năm đồng nghĩa với việc có một lượng nước thải trong quá trình sản xuất được thải ra môi trường. Nước thải nhà máy cao su thường rất phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và chính vì vậy nên quy chuẩn xả thải ra môi trường cũng rất khắt khe. Vậy hiện trạng về vấn đề xử lý nước thải của nhà máy cao su tại Bình Phước đang diễn ra như thế nào?

Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su tại Bình Phước

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su tại đây hoạt động với công suất 500m3/ngày đêm. Đây là một con số không hề nhỏ. Nước thải được đưa về hệ thống xử lý bao gồm:

  • Nước thải từ quá trình sản xuất các sản phẩm cao su (chiếm phần lớn).
  • Nước thải sinh hoạt của cán bộ và đội ngũ công nhân làm việc tại nhà máy.

Tính chất của nước thải cao su thường gặp các vấn đề như:

  • Hàm lượng Amonia cao. Lý do của việc này là do trong quá trình sản xuất cao su bắt buộc phải sử dụng tới chất chống đông NH3. Chỉ số Amonia cũng là một trong những chỉ số khó xử lý nhất.
  • Hàm lượng chất hữu cơ BOD5, COD,… cao.

Sơ đồ hiện tại của nhà máy bao gồm các bể:

  • Bể gạn mủ.
  • Bể điều hòa.
  • Bể Anoxic.
  • Bể hiếu khí.
  • Bể lắng.
  • Hồ sinh học.

Bể sinh học Anoxic tại nhà máy cao su tại Bình Phước.

Hình 2. Bể sinh học Anoxic tại nhà máy cao su tại Bình Phước.

Thời điểm tháng 4/2020, đội ngũ kỹ sư môi trường của Biogency đã đến và khảo sát hiện trạng tại nhà máy. Mẫu nước thải đầu ra đã được lấy và phân tích với kết quả đầu vào như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả mẫu 1 (đầu vào)
1 Xác định pH
2 Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 450
3 Nitrate (NO3-) mg/l KPH
4 Nitrit (NO2-) mg/l KPH
5 Amoni mg/l 467
6 Tổng Nitơ mg/l 500

Qua bảng kết quả thu được có thể thấy nồng độ COD và tổng Nitơ của hệ thống hiện đang rất cao và cần phải được xử lý.

Bài toán mà nhà máy đưa ra cho đội ngũ kỹ thuật của Biogency là: Khởi động hệ thống vi sinh với công suất xử lý 500m3/ngày đêm, xử lý BOD5, COD giảm để nhà máy có thể bước vào vụ sản xuất mới. Vụ sản xuất này kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12.

Giải pháp ứng dụng sản phẩm Microbe-Lift xử lý nước thải nhà máy cao su

Với yêu cầu mà nhà máy đưa ra, Biogency đã nhanh chóng đưa ra phương án xử lý nước thải nhà máy cao su bằng giải pháp ứng dụng sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift vào hệ thống, mà cụ thể ở đây là sử dụng sản phẩm Microbe-Lift IND.

Men vi sinh Microbe-Lift IND là sản phẩm phù hợp và hiệu quả nhất hiện nay trong việc giảm nồng độ BOD5, COD và khởi động hệ thống các bể sinh học của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su. Sản phẩm là một tổ hợp các chủng vi sinh với mật độ cao khoảng từ 107 CFU/ml trở lên, được bảo quản dưới dạng lỏng. Microbe-Lift IND gồm 13 chủng vi sinh chọn lọc có hoạt tính mạnh giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải (giảm BOD5, COD), đó là:

  • Bacillus amyloliquefaciens.
  • Bacillus licheniformis.
  • Bacillus subtilis.
  • Clostridium butyricum.
  • Clostridium sartagoforme.
  • Desulfovibrio vulgaris.
  • Desulfovibrio aminophilus.
  • Geobacter lovleyi.
  • Methanomethylovorans hollandica.
  • Methanosarcina barkeri.
  • Pseudomonas citronellolis.
  • Rhodopseudomonas palustris.
  • Wolinella succinogenes.

Khi bổ sung men vi sinh Microbe-Lift này vào bể, các chủng vi sinh sẽ diễn ra quá trình tăng sinh và tạo một mật độ vi sinh trong bể. Các chủng vi sinh phát triển và kết hợp với nhau tạo thành những bông bùn mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Hàm lượng SVI sau khi khởi động 25 ngày.

Hình 3. Hàm lượng SVI sau khi khởi động 25 ngày.

Liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift được bổ sung vào hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su theo hướng dẫn của Biogency như sau:

STT Thời gian Microbe-Lift IND
1 Ngày 1 & 2 1 Gallon/ day
2 Ngày 3 – 7 0.5 Gallon/ day
3 Ngày 8 – 30 0.2 Gallon/ day
4 Tháng đầu tiên 9 gallon
5 Duy trì hiệu suất 0.5 gallon/ tuần

Trong quá trình vận hành bể sinh học, mật rỉ đường cũng được bổ sung cùng với men vi sinh Microbe-Lift IND. Việc này được thực hiện nhằm mục đích tăng cường Cacbon và vô nước để tăng pH cho quá trình Nitrat hóa.

Kết quả nước thải đầu ra sau khi áp dụng giải pháp

Sau khi nhà máy cao su ứng dụng giải pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND của Biogency 45 ngày, mẫu nước thải đầu ra một lần nữa được đội ngũ Biogency lấy và phân tích kết quả như sau:

STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả mẫu 1 (đầu ra) So sánh QCVN 01:2015/Loại B
1 Xác định pH
2 Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 33 250
3 Nitrate (NO3-) mg/l
4 Nitrit (NO2-) mg/l
5 Amoni mg/l 2.17 60
6 Tổng Nitơ mg/l 25 80

Kết quả cho thấy hàm lượng COD, Amoni và tổng Nitơ đã giảm rất nhiều so với các chỉ số đo được lúc mới bắt đầu. Đồng thời giúp nhà máy đạt chuẩn xả thải đầu ra theo QCVN 01:2015 trong thời gian ngắn. Để duy trì được kết quả này thì nhà máy cần tiếp tục bổ sung duy trì men vi sinh Microbe-Lift IND để ổn định hiệu suất toàn hệ thống.

Nếu hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su của bạn đang gặp vấn đề về các chỉ số đầu ra, bạn hoàn toàn có thể liên hệ ngay tới Biogency với số HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp đến bạn những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất.

 >>> Xem thêm: Xử lý bọt màu xanh & Mùi hôi nước thải chế biến cao su thiên nhiên