Trong quá trình nuôi tôm, tảo luôn là một vấn đề mà nhiều người nuôi gặp phải nhưng không phải ai cũng tìm được cách để xử lý tảo trong ao tôm hiệu quả. Bài viết này Biogency sẽ mách bạn 3 cách xử lý tảo trong ao tôm với EDTA đồng, Sulphate đồng & Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Cách xử lý nào sẽ mang lại hiệu quả? Hãy cùng Biogency theo dõi nhé!
Vấn đề tảo trong ao nuôi tôm
Khi nuôi tôm, bạn có từng gặp phải những vấn đề như dưới đây:
- Tảo trong ao tôm của bạn bùng phát.
- Nước chuyển màu xanh rau má đặc trưng của tảo lam, tôm ăn yếu, nổi đầu, đường ruột kém.
- Bọt tảo tàn nhiều ở cuối gió.
- Nước ao lợn cợn nhiều.
Vậy làm thế nào để:
- Khống chế tảo trong ao?
- Hạn chế nước chuyển màu liên tục?
- Ngăn ngừa tảo lam?
- Giảm lợn cợn trong nước?
Là những câu hỏi mà Biogency sẽ giúp bạn tìm cách giải đáp qua bài viết này. Biogency hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu và biết cách kiểm soát môi trường ao nuôi, kiểm soát tảo một cách hiệu quả.
Tảo độc là nguyên nhân gây bệnh ở tôm
Trong ao tôm, thành phần tảo có lợi chỉ có lợi trong tháng đầu tôm còn nhỏ, là các loài tảo khuê, tảo lục. Tuy nhiên, chúng quá yếu để cạnh tranh được với các loại tảo có hại như: Tảo lam, tảo mắt, tảo giáp, tảo sợi…
Các loại tảo có hại ở trên thực ra không phải là những loài quang tự dưỡng mà là loài quang dị dưỡng hỗn hợp. Nghĩa là chúng tổng hợp các chất hữu cơ vừa nhờ quang hợp vừa sử dụng những chất hữu cơ có trong môi trường để phát triển khi không có ánh nắng.
Trong môi trường ao nuôi tôm ở tháng thứ 2, tháng thứ 3, khi chất dinh dưỡng nhiều, độ đục cao và thiếu ánh sáng, tảo độc trở thành loài dị dưỡng, ăn các mảnh chất hữu cơ, thậm chí ăn cả vi khuẩn, mà không cần ánh sáng để quang hợp.
Trời càng mưa, càng ít nắng, tảo độc càng chiếm ưu thế. Chúng sống khắp ao, cả dưới đáy ao, phát triển ồ ạt, ngốn hết oxy, giành hết thức ăn của các loài tảo, vi sinh vật có lợi và tôm. Khi ao thiếu oxy chúng vẫn phát triển yếm khí. Đặc biệt, chúng còn tiết ra chất độc để tiêu diệt những loài cạnh tranh (nên còn được gọi là tảo độc).
Chất độc của các loài tảo độc này gây bệnh cho tôm. Xác của chúng và các nạn nhân của chúng sẽ làm ô nhiễm trầm trọng nước ao, càng gây bệnh tôm. Các bệnh ở tôm thường do tảo độc gây ra như: Bệnh đường ruột, phân lỏng, sưng mang, đóng mang làm tôm nổi đầu, ăn kém và có thể gây chết tôm.
3 cách giúp xử lý tảo trong ao tôm
Cách 1. Cách xử lý tảo trong ao tôm bằng EDTA đồng
Để kiểm soát và xử lý tảo trong ao tôm ta có thể sử dụng EDTA đồng. EDTA đồng bán ở cửa hàng phân vi lượng dùng cho cây trồng. Giá EDTA đồng rơi vào khoảng 200.000 đ/kg. Mỗi lần xử lý mất 12.000 đ/1.000 m3.
Tảo lam là loài nhạy cảm nhất với đồng, nên khi ta diệt tảo, yên tâm là tảo lam sẽ chết trước và không xuất hiện nữa.
- Liều dùng để diệt tảo: Đánh 60 g EDTA đồng cho 1.000 m³, 10 ngày một lần.
- Khi tảo lục bùng phát mạnh: Đánh 120 g EDTA đồng cho 1.000 m³, 5 ngày một lần.
- Liều đồng gây độc cho tôm là 1.500 g/1.000 m3, bà con cần chú ý khi sử dụng.
Khi đánh EDTA đồng xuống ao, trong ao chưa có biến chuyển ngay, phải 3 – 4 ngày sau, tảo bắt đầu vàng đi và rụng dần dần. Đến ngày thứ 7 – 8 nước sẽ chuyển sang màu xanh bầm đen, lúc này chú ý đo NH4, đánh zeo kịp thời.
Tảo lục sẽ chống chịu dai dẳng nhất với Đồng, ở ngày thứ 40 – 50, dù đã đánh EDTA đồng 2 – 3 lần rồi, nhưng do nước nhiều chất dinh dưỡng, các loài tảo khác đã chết hết, không còn đối thủ cạnh tranh, nhất là sau khi châm nước thêm vào ao, tảo lục sẽ bùng phát mạnh.
Tảo lục là loài có lợi, giữ oxy ban ngày ở mức cao. Tuy nhiên nó có lớp vỏ dày, tôm ăn tảo này, sẽ bị khó tiêu hoá, ban đêm làm thiếu oxy cho tôm. Nếu để tảo lục bùng phát quá mạnh, khi chết, xác của nó sẽ phân hủy khiến NH4 tăng vọt. Vì vậy ta dùng liều gấp đôi EDTA đồng: 120 g/1.000 m3, đánh 5 ngày một lần để diệt tảo lục.
Cách 2. Cách xử lý tảo trong ao tôm bằng Sulphate đồng (CuSO4)
Nếu không có EDTA đồng bà con có thể dùng Sulphate đồng để thay thế, nhưng hiệu quả sẽ không bằng. Vì Sulphate đồng tan nhanh trong nước tạo ra ion đồng, rất nhanh dễ xảy ra quá liều, nhưng sau 2 – 3 ngày lại kết tủa hết xuống đáy.
Nếu dùng Sunfat đồng:
- Liều dùng để diệt tảo: Diệt tảo sử dụng 100g cho 1.000 m3 nước
- Sau 2 ngày sử dụng lại 1 lần, dùng 3 liều.
Cách 3. Cách xử lý tảo trong ao tôm bằng Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C
Diệt hết tảo, nhưng cần phải có 1 lượng lợi khuẩn trong ao để xử lý chất thải. Mà cách dùng EDTA đồng hay Sulphate đồng để diệt tảo không giúp sinh ra lợi khuẩn cho ao. Do vậy, thay vì sử dụng EDTA đồng hay Sulphate đồng để xử lý tảo trong ao tôm, bà con có thể sử dụng Men vi sinh để diệt tảo, đồng thời giúp tạo ra lợi khuẩn cho ao nuôi.
Ao được làm sạch và chuyển hoá chất thải bằng Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chứa 12 chủng vi sinh đặc hiệu hoạt độ cao, với công dụng riêng biệt:
- Bacillus amyloliquefaciens: Loại bỏ ammonia nitrogen; suy thoái amin; suy protein.
- Bacillus licheniformis: Loại bỏ ammonia nitrogen; giảm protein.
- Bacillus subtilis: Loại bỏ ammonia nitrogen; suy thoái hydrocarbon; suy thoái amin; giảm protein.
- Clostridium butyricum: Ức chế E.Coli, giảm hàm lượng lớn chất hữu cơ phức tạp.
- Clostridium sartagoforme: Loại bỏ nitơ hữu cơ; giảm chất hữu cơ phức tạp.
- Desulfovibrio vulgaris: Giảm lưu huỳnh, loại bỏ kim loại nặng.
- Desulfobibrio aminophilus: Giảm Sulfate, giảm amino acid.
- Geobacter lovleyi: Giảm Benzene-,toluene- or xylene- (BTX); loại bỏ kim loại nặng.
- Methanomethylovorans hollandica: Giảm lưu huỳnh, kiểm soát mùi.
- Methanosarcina barkeri: Giảm nitrat; Cố định đạm; kiểm soát mùi.
- Pseudomonas citronellolis: Loại bỏ amoniac; loại bỏ photpho, giảm chất hữu cơ phức tạp.
- Rhodopseudomonas palustris: Giảm Photpho, kiếm soát mùi, giảm hợp chất Hydrocacbon.
Cách pha Microbe-Lift AQUA C:
100ml + 20 lít – 50 lít nước ao + 2 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn). Khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
Hướng dẫn sử dụng:
- Gây màu nước: Sử dụng liên tục 3 ngày
- Sau khi thả tôm:
+ Từ ngày 1 – 30: Sử dụng 1 đến 2 lần 1 tuần
+ Từ ngày 30 – 60: Sử dụng 2 đến 3 lần 1 tuần
+ Từ ngày 60 – 90: Sử dụng 3 đến 4 lần 1 tuần
Trong 3 cách xử lý tảo trong ao tôm kể trên thì cách xử lý tảo trong ao tôm bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C là cách hiệu quả giúp khống chế tảo trong ao, hạn chế nước chuyển màu liên tục, ngăn ngừa tảo lam và giảm lợn cợn trong nước. Sản phẩm hiện đang được nhập khẩu 100% từ Mỹ và phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Biogency. Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Vì sao Microbe-Lift AQUA C là men vi sinh hiệu quả cho ao nuôi tôm?