Trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, tảo là một thành phần quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên dành cho tôm. Ngoài ra, tảo còn giữ vai trò là hệ thống lọc sinh học giúp cân bằng các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nếu tảo độc phát triển quá mức hay thiếu tảo sẽ gây biến động môi trường nước. Đặc biệt trong ao nếu có nhiều loại tảo độc sẽ gây ảnh hưởng đến tôm. Vậy làm sao có thể kiểm soát tảo độc từ đầu vụ nuôi để tránh ảnh hưởng hưởng đến năng suất cuối vụ?
Một số loại tảo độc thường xuất hiện trong ao nuôi tôm
Trong ao nuôi tôm thường xuất hiện 3 loại tảo độc chính. Các loại tảo đó thường là:
- Tảo lam: Là một loại tảo có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng trên mặt nước. Tảo lam thường gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn nước, tảo lam thường thải chất nhờn làm tắc nghẽn mang tôm gây cản trở hô hấp. Tảo lam dạng sợi hay dạng hạt đều độc, nhưng dạng sợi thường độc hơn, vì khi tôm ăn phải tảo lam dạng sợi sẽ vướng vào mang tôm làm tôm không tiêu hóa được gây nên bệnh phân trắng ở tôm.
- Tảo giáp (tảo đỏ): Đây là một loại tảo gây nên hiện tượng phát sáng trong ao, khi ao có nhiều tảo giáp, nước trong ao sẽ có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện màu nâu đậm, pH trong ao dao động ngày đêm lớn. Tôm ăn phải tảo giáp sẽ khó tiêu, ảnh hưởng đến tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc. Tảo giáp cũng là nguyên nhân khiến tôm nổi đầu về đêm do thiếu oxy.
- Tảo mắt: Khi tảo giáp phát triển mạnh, nước trong ao thường có màu nâu đen hoặc xanh rau má. Tảo mắt phân bố chủ yếu ở môi trường nước ngọt, hiếm thấy trong ao nuôi tôm. Tảo mắt là sinh vật chỉ thị môi trường, khi tảo mắt xuất hiện quá mức cho thấy ao bị ô nhiễm hữu cơ, nền đáy ao nuôi bẩn.
Hình 1. Tảo mắt làm nước có màu nâu đen.
Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi tôm
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên việc hình thành tảo độc trong ao nuôi tôm mà bà con ít khi để ý đến, các nguyên nhân thường là:
- Phân tôm thải ra mỗi ngày, bà con ít xi phông.
- Cho ăn quá nhiều dẫn đến việc thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao.
- Nền đáy ao nuôi dơ bẩn do không cải tạo tốt.
- Nguồn nước bơm từ bên ngoài vào có chứa tảo.
- Ít cắt tảo định kỳ.
- Thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng hoặc mưa kéo dài lâu ngày:
+ Khi mưa kéo dài, làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo lam phát triển. + Nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm thay đổi các yếu tố môi trường, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên, sản sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tảo độc phát triển.
Hình 2. Tảo trong ao nuôi phát triển dày đặc gây ảnh hưởng đến tôm.
Hướng dẫn “kiểm soát tảo độc ao tôm” từ đầu vụ nuôi để tránh ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ nuôi
Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm dịch bệnh ở tôm ngày càng trở nên gia tăng và phức tạp hơn. Chính vì lý do này, nên công tác cải tạo ao từ đầu vụ nuôi là hết sức cần thiết và quan trọng. Quản lý ao nuôi bao gồm: Quản lý thức ăn, quản lý nguồn nước, quản lý dịch bệnh,… trong đó việc quản lý và kiểm soát tảo độc cũng là một phần không nhỏ để dẫn đến việc nuôi tôm thành công hay không.
Để kiểm soát tảo độc tốt trước khi bắt đầu vụ nuôi mới, bà con nên thực hiện các bước sau:
– Tháo cạn nước, vét bùn, phơi ao:
Sau mỗi vụ nuôi, để kiểm soát tảo độc bà con cần tiến hành tháo cạn xả hết nước ao nuôi cũ. Tiến hành nạo vét, hút hết lớp bùn cũ, bùn nhão sang nơi khác và đem phơi khô. Lớp bùn này thường là các chất hữu cơ, chất cặn lắng, thức ăn dư thừa, phân tôm tích tụ lâu ngày dưới đáy ao.
Các chất này tích tụ lâu ngày, khi bà con không xi phông hoặc không sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý sẽ tạo nên một lớp bùn đen dày dưới đáy ao. Đây cũng là lý do làm cho tôm bệnh, và tảo phát triển. Vì bùn đáy tích tụ lâu ngày dưới ao thường có màu đen, đặc điểm của lớp bùn này là có mùi trứng thối (hay còn gọi là khí độc H2S).
Lớp bùn sau khi hút ra, bà con nên chôn lấp hoặc chuyển sang ao ở cuối gió, tuyệt đối không được xả bùn trực tiếp ra ngoài môi trường, vì sẽ gây ô nhiễm môi trường và nghiêm trọng hơn là lây lan mầm bệnh sang các ao nuôi xung quanh.
Sau khi hút lớp bùn đáy và nạo vét ao, bà con tiến hành phơi ao, quá trình này sẽ oxy hóa các chất hữu cơ, giảm được nồng độ khí độc H2S. Đặc biệt, tận dụng ánh nắng mặt trời với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp cùng tia cực tím mạnh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mầm bệnh. Thời gian phơi ao càng lâu thì hiệu quả xử lý càng cao.
– Bón vôi:
Vôi có tác dụng làm ổn định pH nền đáy ao, giúp hạ phèn và tiêu diệt các mầm bệnh từ vụ nuôi trước, từ đó giúp kiểm soát tảo độc hiệu quả. Liều lượng sử dụng thường là 150kg/1000m3 (loại vôi thường là CaO).
Sau khi phơi ao, bón vôi xong bà con tiến hành diệt tạp, tiến hành lấy nước qua lưới lọc có mắt lưới cỡ 9-10 lỗ/cm để hạn chế cá tạp, giáp xác mang mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi, cấp nước vào ao từ 1,2-1,5m
Lưu ý: Bà con nên hạn chế sử dụng các hóa chất để diệt tạp, thay vào đó bà con nên sử dụng các chất hữu cơ để tránh ảnh hưởng đến tôm. 2 ngày sau khi diệt tạp, bà con có thể diệt khuẩn ao nuôi bằng thuốc tím.
– Gây màu nước:
Cuối cùng sẽ là bước gây màu nước, đây là bước quan trọng giúp ổn định môi trường sống của tôm, và kiểm soát tảo độc, tránh chúng phát triển quá mức. Bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển cải thiện sức đề kháng và hệ tiêu hóa cho tôm.
Bà con có thể tham khảo dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo tàn,… hạn chế, kiểm soát tảo độc phát triển và ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Thêm vào đó, men vi sinh Microbe-Lift AQUA C còn có tác dụng tạo màu nước đẹp, ít váng nhớt bề mặt nước và bề mặt bạt, giảm tần suất nạo vét đáy ao và đặc biệt phòng ngừa và giảm hình thành các khí H2S, Amoniac và các khí độc hại khác trong nước.
Biện pháp kiểm soát tảo độ trong suốt quá trình nuôi tôm
Để tảo độc không phát triển quá mức và gây ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ, trong quá trình nuôi tôm bà con có thể kiểm soát tảo độc bằng cách:
- Cho tôm ăn bằng nhá, cho ăn vừa phải để tránh lượng thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước.
- Định kỳ bón vôi giúp ổn định môi trường ao giúp tăng cường khoáng chất và ổn định hệ đệm cho ao.
- Thường xuyên kiểm tra môi trường để điều chỉnh các hệ số môi trường về mức ổn định như: pH, độ kiềm,…
Để xử lý tảo bà con có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Nhanh chóng vớt xác tảo tàn.
- Nếu có ao lắng đã được xử lý thì bà con nên thay nước để giảm mật độ tảo.
- Kiểm soát thức ăn, không cho ăn dư.
- Hút bùn và xi phông đáy thường xuyên.
- Đối với tảo lam, bà con có thể tăng độ mặn cho ao bằng cách cấp thêm nước hoặc bổ sung muối 10kg/1000m3 treo ở đầu cánh quạt.
- Kết hợp thả ghép cá rô phi vào ao. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30-60% lượng đạm trong tảo, đặc biệt là tảo lam, tảo lục,.. giúp ổn định chất lượng nước.
- Ngoài ra bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift PBD chuyên cắt tảo. Men vi sinh Microbe-Lift PBD có công dụng tiêu diệt các loại tảo độc trong ao (tảo lam, tảo mắt, tảo giáp), phân hủy xác tảo tàn làm sạch nước và giảm sinh ra khí độc NH3, NO2 ao nuôi tôm.
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp để xử lý tảo trong ao nuôi tôm nhưng Biogency khuyến khích bà con nên kiểm soát tảo độc ngay từ đầu vụ để tránh các hiện tượng sụp tảo hoặc tảo quá dày đặc gây ảnh hưởng đến tôm. Bà con cần tuân thủ các biện pháp trong quá trình nuôi từ cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật đến quản lý thức ăn và quản lý môi trường ao nuôi,…
Hy vọng qua bài viết trên bà con sẽ biết thêm thông tin về tảo độc trong ao nuôi và cách kiểm soát tảo độc để hạn chế tôm bệnh. Mọi thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Cảnh báo 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong nuôi tôm thẻ chân trắng