Xuyên suốt quá trình nuôi trồng thủy sản, bà con thường sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ, trong đó có Sodium Thiosulfate. Vậy cụ thể Sodium Thiosulfate là gì? Công dụng của Sodium Thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Sodium Thiosulfate là gì?
Sodium Thiosulfate (có công thức hóa học là Na2S2O3) là một dạng chất rắn kết tinh từ 5 phân tử nước, tan trong nước, không màu và nóng chảy ở nhiệt độ 48 độ C. Hợp chất Sodium Thiosulfate sẽ mất 5 phân tử nước khi ở nhiệt độ 215 độ C và chuyển hóa thành hợp chất Natri Tetra Sunfua ở nhiệt độ trên 220 độ C.
Việc sử dụng Sodium Thiosulfate sẽ khiến nhịp tim nhanh, thở gấp và dùng để điều trị ngộ độc xyanua. Khi nhiễm độc xyanua thường sẽ xảy ra hiện tượng co giật, mất ý thức và dẫn đến chết, lúc này Sodium Thiosulfate chuyển hóa xyanua thành hợp chất đơn giản hơn để loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu tiện. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, Sodium Thiosulfate còn được dùng để giảm bớt tác dụng phụ do các loại thuốc điều trị ung thư gây ra.
Công dụng của Sodium Thiosulfate trong nuôi trong nuôi trồng thủy sản
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Sodium Thiosulfate được dùng để xử lý nước ao có chứa nồng độ Clo cao. Nồng độ Clo trong nước nếu bị dư thừa sẽ gây ra những nguy hại cho thủy sản. Do đó, trước khi thả giống cần phải khử trùng ao nuôi. Khi đưa Sodium Thiosulfate vào nước ao nuôi, chúng sẽ có chức năng trung hòa dung dịch chứa iot và khử Chlorine trong ao nuôi ngay lập tức.
Cụ thể, Sodium Thiosulfate được dùng trong nuôi trồng thủy sản nhờ vào khả năng xử lý môi trường nước cho ao nuôi như:
- Sử dụng để xử lý phèn trong ao nuôi, nhờ đó hạn chế sự ảnh hưởng của phèn đến sự phát triển của thủy sản.
- Trong những ao nuôi sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn như Chlorine để cải tạo, làm sạch nước. Sau đó dùng Sodium Thiosulfate để xử lý Chlorine còn tồn đọng trong ao nuôi, giảm nguy cơ thủy sản bị ngộ độc. Xem thêm: Các chất diệt khuẩn ao nuôi tôm và cách sử dụng đúng>>>
- Dùng để loại bỏ và khử những loại hóa chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc những loại độc tố sinh ra do vi sinh vật, thực vật chết.
- Giúp giảm bớt độ nhớt và khử các loại kim loại nặng cũng như chất lơ lửng tồn tại gây nguy hại cho môi trường ao nuôi thủy sản.
Tuy nhiên, Sodium Thiosulfate chỉ có khả năng trung hòa được phần Clo có trong Cloramin nhưng không có khả năng xử lý một chất độc hơn là Amonia. Quá trình loại bỏ Amonia còn cần phải phụ thuộc vào các yếu tố trong môi trường nước như độ pH, lượng Amonia tồn tại trong nước cũng như chất lượng nước và kích thước của thủy sản.
Phương pháp xử lý Amonia tối ưu nhất chính là ứng dụng các chủng vi sinh vật có khả năng Nitrat hóa để chuyển hóa Amoniac thành Amoni không độc. Bên cạnh đó, bà con có thể kết hợp tăng cường sục khí để nước hấp thu oxy tốt hơn mà không cần phải dùng đến hóa chất. Điều này sẽ giúp thủy sản có điều kiện tốt hơn để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng vi khuẩn giúp thúc đẩy quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter. Xem chi tiết: Nitrosomonas và Nitrobacter trong xử lý khí độc ao tôm>>>
Lưu ý khi sử dụng Sodium Thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản
Mặc dù, Sodium Thiosulfate là một chất hóa học ít gây độc, tuy nhiên, khi tiếp xúc với da và mắt chúng có thể gây ra một số dạng kích ứng nhất định. Một số điều bà con cần lưu ý khi sử dụng Sodium Thiosulfate trong thủy sản:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ trước khi sử dụng loại hóa chất này.
- Bảo quản tại khu vực khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để tránh xa các loại axit và những sản phẩm có chứa Xenlulo.
- Tránh tiếp xúc với da, mắt hoặc nuốt phải vì có thể gây ra kích ứng như nóng rát, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Không nên sử dụng thường xuyên vì sẽ gây mất cân bằng oxy hóa trong nước và dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong ao nuôi.
Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh có chức năng xử lý nước ao nuôi. Điển hình là sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) từ năm 1976. Sản phẩm bao gồm 13 chủng vi sinh hoạt tính mạnh được nuôi cấy ở dạng lỏng, nhờ đó bà con có thể sử dụng trực tiếp mà không cần tốn thời gian ngâm ủ.
Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C có khả năng xử lý tốt các vấn đề xảy ra đối với môi trường nước ao nuôi, có thể kể đến như:
- Hạn chế hình thành bùn đáy và làm sạch nước ao giúp giảm tần suất và chi phí để nạo vét đáy ao.
- Phòng ngừa và hạn chế các loại khí độc như H2S, NO3, NH3,… hình thành trong ao nuôi, từ đó ức chế vi sinh vật gây bệnh.
- Giảm hệ số FCR giúp tiết kiệm chi phí thức ăn.
- Tăng sản lượng thu hoạch nhờ cho phép thả với mật độ nuôi cao hơn.
- Thích ứng mạnh với cả 3 điều kiện hiếu khí, kỵ khí hay tùy nghi và chịu được độ mặn đến 40‰.
Mong rằng qua bài viết trên, bà con đã hiểu thêm về Sodium Thiosulfate và công dụng của loại chất này trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nếu có bất kỳ vấn đề, thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!
>>> Xem thêm: Cách diệt khuẩn ao để thả tôm khỏe, ít nhiễm bệnh