Kháng sinh trị bệnh gan tôm là câu chuyện không mới trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều sẽ khiến chất lượng tôm thành phẩm sẽ bị giảm sút, nặng hơn là thương lái từ chối thu mua. Mặt khác, lạm dụng kháng sinh cũng gây nhiều thiệt hại cho ao. Vì vậy dùng kháng sinh trị bệnh tôm luôn cần hết sức chú ý. Dưới đây là một số loại kháng sinh trị bệnh gan tôm được phép dùng và các liều lượng hợp lý khuyến cáo đến bà con.
Một số loại kháng sinh trị bệnh gan tôm phổ biến
– Florfenicol:
Florfenicol là một loại kháng sinh thuộc nhóm Phenicol và thường được sử dụng để điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan trong quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, khả năng hoạt động rộng rãi của Florfenicol làm cho loại kháng sinh này trở thành một lựa chọn lý tưởng để điều trị nhiều loại bệnh khác trên tôm, như bệnh Vibriosis, Necrotizing Hepatopancreatitis (NHP) và một số bệnh nhiễm trùng khác. Florfenicol thường được bổ sung cho tôm dưới dạng thức ăn hoặc hòa tan vào nước nuôi, giúp tôm dễ dàng hấp thụ.
Một ưu điểm quan trọng của kháng sinh trị bệnh gan tôm Florfenicol là khả năng tương thích với nhiều loại tôm, đồng thời không gây ra những tác dụng phụ đáng kể đối với môi trường nuôi trồng thủy sản.
Để điều trị bệnh gan tụy tôm bằng Florfenicol bà con tham khảo liều dùng: 1 gram Florfenicol cho 1kg thức ăn liên tục từ 7 – 10 ngày.
– Oxytetracycline:
Oxytetracycline là một loại kháng sinh thuộc họ Tetracycline cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh gan tôm. Đặc tính chủ yếu của Oxytetracycline nằm trong khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách can thiệp vào quá trình tổng hợp Protein, làm giảm khả năng sinh sản và gây chết các vi khuẩn gây bệnh.
Oxytetracycline thường được bổ sung cho tôm dưới dạng thức ăn hoặc hòa tan vào nước nuôi, tùy thuộc vào loại bệnh và phương pháp điều trị cụ thể. Loại kháng sinh này còn được sử dụng để chống lại nhiều bệnh trên tôm như Vibriosis, bệnh đỏ thân, và các bệnh nhiễm trùng khác. Công dụng chính của Oxytetracycline là kiểm soát và giảm bệnh lý trong quá trình nuôi trồng thủy sản, giúp tăng cường sức khỏe và sinh sản của tôm.
Để điều trị bệnh do vi-rút Vibrio tham khảo với liều: 5 gram Oxytetracycline cho 1kg thức ăn, trị bệnh trong 15 ngày liên tục và liều 1.5 gram/ kg để phòng ngừa.
– Enrofloxacin:
Thực tế, loại kháng sinh Enrofloxacin (thuộc nhóm fluoroquinolone) vẫn đang được dùng để điều trị các bệnh phân trắng và đường ruột, 2 bệnh này cũng gây ảnh hưởng đến gan tôm. Tuy nhiên, trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam loại thuốc này đã bị cấm (theo quy định tại Thông tư 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/1/2012 của Bộ NN&PTNT) do thời gian đào thải kháng sinh Enrofloxacin rất chậm khoảng từ 15-28 ngày. Vì vậy, bà con lưu ý cập nhật kịp thời danh mục các loại kháng sinh được lưu hành trong nuôi trồng thủy sản.
Lưu ý:
Nói chung, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh gan tôm cũng như các bệnh khác khi cần thiết, khi không còn phương cách khác để kiểm soát dịch bệnh, bởi vì việc sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vốn rất mong manh của môi trường thủy sinh, làm cho các sinh vật nuôi phải chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn. Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thường được quản lý chặt chẽ để ngăn chặn sự xuất hiện của kháng thuốc.
Một số loại kháng sinh trị bệnh gan tôm nói riêng và kháng sinh nói chung có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp thủy sản để điều trị các bệnh trên tôm, tuy nhiên việc sử dụng chúng phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Bởi lẽ kháng sinh nào được dùng nhiều nhất và rộng rãi nhất thì có nhiều vi khuẩn kháng lại thuốc đó nhất. Khi vi khuẩn đề kháng gây bệnh và gây thành dịch thì rất khó điều trị, bởi vì chúng đề kháng đúng những thuốc đang thông dụng và không đắt tiền. Vì vậy, dùng kháng sinh phải thận trọng, chính xác và hợp lý.
Làm cách nào để giúp gan tôm luôn khỏe?
Đối với việc điều trị khá khó khăn như trên thì điều cần quan tâm là phòng bệnh ngay từ đầu, đặc biệt bà con không được phép dùng kháng sinh trị bệnh gan tôm để phòng bệnh. Những cách mà bà con có thể thực hiện để giúp gan tôm khỏe ngay từ đầu đó là:
– Đảm bảo chất lượng nước:
Đảm bảo chất lượng nước tốt là yếu tố quan trọng nhất trong nuôi tôm. Điều này bao gồm việc kiểm soát các thông số như pH, nồng độ oxy hòa tan, các chỉ số khí độc NH3/NO2, H2S. Tránh stress cho tôm bằng cách duy trì môi trường nước ổn định, không thay đổi đột ngột các điều kiện nước quá nhanh.
– Sử dụng thức ăn chất lượng cao:
Sử dụng thức ăn có chất lượng cao, đảm bảo chúng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tôm, bao gồm cả các khoáng chất và Vitamin. Tránh đưa thức ăn quá mức vào ao, giữ cho lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm.
Kiểm soát lượng thức ăn cung cấp cho tôm dựa trên tỷ lệ phát triển và kích thước của chúng. Việc ăn quá nhiều thức ăn có thể tăng gánh nặng cho gan, hạn chế bằng cách phân phối thức ăn đều trong ngày.
– Kiểm soát nhiệt độ môi trường:
Dùng hệ thống kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo môi trường ổn định. Nhiệt độ cần phù hợp (tôm thẻ chân trắng thích hợp từ 28 – 30 độ C), hạn chế dao động nhiệt độ quá nhanh, vì nó có thể ảnh hưởng đến chức năng gan của tôm.
– Cung cấp dinh dưỡng cho tôm đầy đủ:
Đảm bảo rằng tôm nhận đủ lượng dưỡng chất như Protein, Lipid và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển gan khỏe mạnh.
Bổ sung men đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tuyến gan tụy và hệ đường ruột tôm thường xảy ra các bệnh mẫn cảm với nhau, bệnh này kéo theo bệnh kia.
– Bổ sung các loại thảo dược giải độc gan, bổ gan:
Một số loại thuốc được chiết xuất từ cây kế sữa (Silymarin), từ củ nghệ (Curcumin) có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa bệnh phân trắng, gan tụy ở tôm. Tăng cường chức năng gan tụy, hệ miễn dịch. Hỗ trợ giải độc gan phòng bệnh trên tôm khá hiệu quả.
Cuối cùng, bằng những cách phòng bệnh trên đây và lưu ý khi dùng các loại kháng sinh trị bệnh gan tôm, Biogency chúc bà con có những vụ nuôi tôm thuận lợi, ít rủi ro bệnh tật, thu về kết quả mỹ mãn. Nếu trong quá trình nuôi tôm gặp khó khăn bà con hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàn hỗ trợ và cam kết đồng hành cùng bà con trong suốt mùa vụ.
>>> Xem thêm: Khắc phục tôm chậm lớn do lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi