Hiện nay, việc áp dụng công nghệ mới đã làm thay đổi hoàn toàn quy trình sản xuất của ngành dệt nhuộm đồng thời cũng làm tăng lượng nước thải ra trong quá trình sản xuất. Mặc dù ngành dệt nhuộm quan trọng cho nền kinh tế, nhưng lại gây hại cho môi trường do sản xuất nước thải, chất thải rắn, chất gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn,… Vì vậy, ô nhiễm môi trường do nước thải ngành dệt nhuộm là một thực tế cần có giải pháp xử lý và là nhiệm vụ rất cần thiết. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm ở bài viết dưới đây nhé.
Thành phần ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm
Thông thường, nước thải dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao, độ màu lớn do lượng lượng lớn thuốc nhuộm được sử dụng trong quy trình sản xuất, độ kiềm cao làm tăng pH của nước, thường pH nước thải dệt nhuộm khá cao (pH > 9), BOD,COD, TSS cao.
Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa hàm lượng chất rắn TSS, độ màu, BOD,COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn xả thải…Về nguyên lý xử lý, nước thải dệt nhuộm có thể áp dụng các phương pháp xử lý như: Phương pháp cơ học, hóa học và phương pháp sinh học.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm điển hình được mô tả như sau:
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm:
- Nước thải đầu vào sẽ theo cống thu gom, qua song chắn rác chảy vào bể thu gom trước khi chuyển sang bể điều hòa, nước thải điều hòa lưu lượng và đảm bảo nồng độ chất thải có trong nước thải luôn ổn định trước khi qua cụm xử lý phía sau.
- Tháp giải nhiệt: Nước thải từ một vài công đoạn trong quá trình sản xuất như nhuôm, giũ hồ, giặt tẩy thường có nhiệt độ cao, nước thải được giải nhiệt để giảm nhiệt độ xuống < 36 độ.
- Sau đó được xử lý qua cụm hóa lý, tại đây hóa chất hóa chất trợ keo tụ (PAC) và hóa chất tạo bông (polymer) được châm vào để xử lý phần TSS còn lại. Nếu như pH của nước thải quá thấp hoặc quá cao thì nên trung hòa pH ở khoảng 7.5 -8.0.
- Sinh học hiếu khí Aerotank: Trong bể sinh học Aerotank, hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại dưới dạng bông bùn lơ lửng có vai trò chuyển hoá các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O… Không khí được cấp vào bể qua các thiết bị phân phối khí mịn Để cung cấp dưỡng khí cho vi sinh hoạt động và duy trì trạng thái lơ lững cho bùn hoạt tính,. Tại bể sinh học hiếu khí duy trì oxy hòa tan trong bể >2mg/l. Hỗn hợp bùn và nước cuối bể sẽ được đưa vào bể lắng.
- Nước thải từ bể Aerotank được chảy tràn tự nhiên qua bể lắng. Tại bể lắng, bùn sinh học diễn ra quá trình tách nước thải đã xử lý và bùn hoạt tính. Các bông bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực, nước trong sẽ được thu vào máng thu nước.
- Oxy hóa bậc cao: Sau quá trình xử lý sinh học nước thải sẽ được dẫn sang cụm xử lý oxy hóa bậc cao để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả năng phân hủy sinh học. Sau quá trình xử lý oxy hóa bậc cao, nước được chuyển đến bồn lọc áp lực.
- Bồn lọc áp lực: Để lọc các cặn rắn lơ lửng để giảm độ đục và độ màu của nước sau xử lý. Nước thải sau khi qua bể lọc sẽ đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường.
Vấn đề nào thường gặp làm giảm hiệu suất xử lý nước thải dệt nhuộm, cách khắc phục?
Một số trường hợp trong quá trình vận hành hệ thống dệt nhuộm sẽ gặp tình trạng bể sinh học hiếu khí giảm hiệu suất, bể hiếu khí nổi bọt do sốc tải đầu vào, bùn trong bể hiếu khí tơi mịn, không tạo bông, SV30 giảm dần… để khắc phục tình trạng này BIOGENCY đã áp dụng dòng vi sinh MicrobeLift IND nằm trong giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.) giúp khắc phục sự cố và tăng hiệu suất hiếu khí cho hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm trong thời gian ngắn.
Nhờ công nghệ chiếu sáng bằng đèn, quá trình lên men nhiều giai đoạn và tạo ra quá trình quang hợp để sản xuất chủng vi sinh Bacillus, Clostridium, Pseudomonas… giúp giảm BOD, COD, TSS, giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao, phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố….
Liều lượng sử dụng sẽ phù thuộc vào hiện trạng và thành phần chất ô nhiễm đầu vào, với tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh: Ngày 1 và 2 sử dụng từ 6 – 60 ml/m3, Ngày 3 đến 7 sử dụng từ 3 – 30 ml/m3, Ngày 8 đến 30 sử dụng từ 0,3 – 3,4 ml/m3. Duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 0.15 – 2 ml/m3,bổ sung 1 tuần/lần.
Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết về giải pháp xử lý nước thải nhà máy giấy tái chế hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
>>> Xem thêm: 4 phương pháp xử lý độ màu trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm