Ngày nay, nguồn nước ô nhiễm, hóa chất, thức ăn kém chất lượng được bán tràn lan trên thị trường. Ngoài con giống, môi trường thì thức ăn cũng là một lý do chính giúp cho tôm phát triển tốt. Trong đó có 3 loại thức ăn cho tôm được sử dụng phổ biến nhất. Vậy 3 loại thức ăn đó là gì và thức ăn cho tôm cần phải có những yếu tố nào? Bà con hãy cùng BIOGENCY tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
3 loại thức ăn cho tôm phổ biến
Việc lựa chọn thức ăn cho tôm cũng là một khâu quan trọng góp phần tăng hiệu suất nuôi tôm. Bà con nên quản lý thức ăn cho tôm để giúp tôm phát triển tốt, đồng thời không gây ô nhiễm nguồn nước, dễ gây dịch bệnh cho tôm.
Các loại thức ăn cho tôm bao gồm 3 loại chính:
- Thức ăn tự nhiên: Bao gồm các phiêu sinh vật, động thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống dưới nước.
- Thức ăn tự chế: Được sản xuất từ nguồn nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên như: ốc, cá tạp, phụ phẩm công nghiệp,…
- Thức ăn công nghiệp: Được cung cấp bởi các nhà sản xuất.
Ở mỗi giai đoạn nuôi, bà con nên lựa chọn từng loại thức ăn phù hợp cho tôm để giúp tôm phát triển tốt. Thông thường, trong giai đoạn đầu, bà con nên sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng giúp tôm tăng trưởng tốt hơn. Vì trong giai đoạn này, môi trường nước chưa ổn định, nên nguồn thức ăn tự nhiên đang bị hạn chế.
Thức ăn cho tôm cần phải có những yếu tố nào?
Cho dù là loại thức ăn nào đi chăng nữa, thì cũng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu như: Chất đạm, chất béo, đường, Vitamin và khoáng chất được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp. Bà con nên lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho tôm, nếu trong thức ăn không có đủ Vitamin và khoáng sẽ dẫn đến tôm bị một số bệnh như tôm thiếu Vitamin C sẽ rất dễ bị cong thân, đục thân và chết. Do vậy, bà con nên kết hợp bổ sung thêm men vi sinh vào thức cho tôm.
Việc sử dụng các loại thức ăn công nghiệp cho tôm cần phải xem xét đến giá trị dinh dưỡng, hiệu quả của việc hấp thụ và khả năng giúp cho tôm tăng trưởng. Do đó, một loại thức ăn cho tôm được xem là tốt cần phải bao gồm các yếu tố sau:
- Giá trị dinh dưỡng: Phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp các chất như: Đạm, chất béo, vitamin, khoáng,…
- Về nguyên liệu: Phải đảm bảo về giá trị dinh dưỡng, không có độc và được nghiền nhuyễn để tôm có thể hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn.
- Có mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn theo quy định (2 giờ).
- Khả năng bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, các chất vitamin và khoáng không bị thất thoát ra bên ngoài và đặc biệt không làm ô nhiễm môi trường nước, đáy ao bị dơ.
- Dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm phải hiện đại, và có khả năng chế biến được nhiều kích cỡ thức ăn khác nhau: thức ăn dạng viên nhỏ hoặc lớn để phù hợp với tôm nuôi.
Như đã đề cập, bà con nên kết hợp sử dụng men vi sinh bổ sung vào khẩu phần ăn cho tôm. Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift DFM đến từ thương hiệu BIOGENCY. Đây là dòng men vi sinh đường ruột được nhập khẩu 100% tại Mỹ, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột cho tôm nhất là bệnh phân trắng, bệnh đứt ruột và rỗng ruột. Men đường ruột nên được bổ sung sau 20 ngày khi thả nuôi, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bà con nên cho ăn suốt vụ nuôi.
Men vi sinh Microbe-Lift DFM là dòng men đường ruột duy nhất trên thị trường cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột bao gồm:
- Bacillus Subtilis
- Bacillus Pumilus
- Bacillus Amyloliquefaciens
- Bacillus Licheniformis
Đây là dòng men vi sinh dạng bột, đậm đặc nên liều lượng sử dụng rất thấp, 1 gram/kg thức ăn. Một gói 100 gram sử dụng cho 100-200kg thức ăn sẽ giúp mang lại hiệu quả cao đồng thời giúp tối ưu chi phí cho bà con nuôi tôm.
Thức ăn cũng là một phần quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Bà con nên lựa chọn thức ăn chất lượng, có đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng. Đặc biệt, nên lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Quan sát hiện tượng tôm thiếu thức ăn và xử lý