BIOGENCY tham dự hội thảo Net Zero Carbon của Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai

Ngày 10/4/2024 vừa qua, BIOGENCY vinh dự trở thành một trong những doanh nghiệp tham dự hội thảo “Tìm giải pháp và các kiến nghị cho chăn nuôi xanh” do Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai tổ chức và có cơ hội trình bày “Giải pháp tái sử dụng nước thải chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi tuần hoàn” của mình.

BIOGENCY tham dự hội thảo Net Zero Carbon của Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai

Ngành chăn nuôi Việt Nam với định hướng Net Zero Carbon trong hoạt động sản xuất

Như bạn đã biết Việt Nam đang tích cực thực hiện chuyển đổi “xanh” trong nhiều ngành nghề khác nhau và đặt ra mục tiêu đạt Net Zero Carbon vào năm 2050. Tức là chúng ta không thêm lượng khí thải mới vào bầu khí quyển, phát thải các ngành sản xuất nếu vẫn phải tiếp tục thì sẽ phải cân bằng, bằng cách lượng phát thải bằng với một lượng tương đương khi doanh nghiệp đã loại bỏ được trước đó, hoặc cần mua tín chỉ Carbon từ các đơn vị khác (dĩ nhiên các đơn vị khác đã loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính để sở hữu tín chỉ Carbon được mua bán).

Chăn nuôi là một trong các nguồn phát thải khí nhà kính lớn nên việc triển khai các mô hình, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được ngành rất quan tâm. Theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai – Ông Nguyễn Trí Công: Đây đang là xu hướng chung của thế giới. Mục tiêu của Đồng Nai là phát triển sản xuất bảo vệ môi trường.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp giảm phát thải trong chăn nuôi. Nhiều giải pháp nhằm xử lý hiệu quả phát thải trong chăn nuôi được giới thiệu như: giải pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi; sử dụng các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi tạo ra khí sinh học để tái sử dụng; giải pháp tái sử dụng nước thải; thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ…

BIOGENCY tham dự hội thảo Net Zero Carbon của Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai
Chủ tịch hiệp hội trả lời câu hỏi của các phóng viên.

Giải pháp của BIOGENCY với thông điệp “Chất thải chăn nuôi là tài nguyên, hướng tới chăn nuôi tuần hoàn”

Tại hội thảo, Giám đốc Phát triển thương hiệu Giải Pháp Sinh Học BIOGENCY – Bà Đồng Thị Tú Anh đã trình bày về thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay với 3 nguồn thải chính đó là: phân chuồng, nước thải và khí thải, cho thấy rằng những loại chất thải này đều đang có những vấn đề khó xử lý và đồng thời cũng là nguồn tài nguyên chưa được tận dụng, tái sử dụng.

Đại diện BIOGENCY đã đưa ra những giải pháp sinh học phù hợp với định hướng của ngành, của tỉnh được đánh giá là điểm nhấn của chương trình nội dung Tìm giải pháp và các kiến nghị cho chăn nuôi xanh. Cụ thể là:

  • Giải pháp sinh học xử lý nước thải: Xử lý sinh học đạt tiêu chuẩn nhằm tái sử dụng nước thải phục vụ tiếp tục cho hoạt động vệ sinh chuồng trại hay tưới cây trồng.
  • Giải pháp sinh học tăng sinh khí hầm biogas: Tạo ra khí sinh học (khí Biogas) quay trở lại để trở thành năng lượng cho việc sưởi ấm, chiếu sáng, đun nấu.
  • Giải pháp ủ phân hữu cơ: Sử dụng nguyên liệu thô chính là chất thải hằng ngày của vật nuôi kết hợp với vi sinh vật hữu hiệu để ủ phân hữu cơ, tạo ra thành phẩm phân hữu cơ có giá trị cao cho ngành nông nghiệp, giúp doanh nghiệp/trang trại có thêm nguồn thu kinh tế từ chất thải chăn nuôi.
  • Giải pháp xử lý mùi hôi từ vi sinh vật: Giảm 80% mùi hôi chuồng trại chỉ sau 15-30 phun xịt mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và môi trường xung quanh.
BIOGENCY tham dự hội thảo Net Zero Carbon của Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai
Bà Đồng Thị Tú Anh đã trình bày về giải pháp của BIOGENCY với thông điệp “Chất thải chăn nuôi là tài nguyên, hướng tới chăn nuôi tuần hoàn”.

BIOGENCY đã thống kê và mang đến những con số để quý anh chị có cái nhìn bao quát hơn về tính kinh tế khi thực hiện các giải pháp tái sử dụng nước thải, chất thải, tuần hoàn trong chăn nuôi:

  • Lợi ích kinh tế từ việc tái sử dụng nước thải sau khi xử lý để vệ sinh chuồng trại:
Vật nuôi Số lượng Lượng nước để vệ sinh chuồng trại Tổng lượng nước sử dụng 01 năm Giá nước bình quân danh cho sản xuất DN (2022) Chi phí nước tiết kiệm
Con lít/ngày/con m3/năm VNĐ/m3 VNĐ/năm
Lợn 1000 40 14,600 13,915 203,159,000
1000 120 43,800 13,915 609,477,000
  • Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng khí gas (metan) từ hầm Biogas cho hoạt động phát điện hoặc đốt nóng:
Vật nuôi Số lượng Tiềm năng khí sinh học tạo ra từ Biogas trong 01 năm Lượng điện sinh ra trong 01 năm [*] Giá điện bình quân (2022) Tiền điện tiết kiệm Quy đổi kWh sang kg LPG [**] Giá LPG bình quân (tháng 9/2022) Chi phí điện năng tiết kiệm
Con MJ/năm kWh/năm VNĐ/kWh VNĐ/năm kg/năm VNĐ/kg VNĐ/năm
Lợn 1000 793,876 214,346 1,915.59 410,599,533 15,310 33,941 519,651,862
1000 3,321,500 896,805 1,915.59 1,717,910,690 64,058 33,941 2,174,175,608

Hội thảo lần này không chỉ là một diễn đàn để trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc định hướng của ngành chăn nuôi trong tỉnh và cả nước. BIOGENCY hy vọng rằng những kết quả và giải pháp đưa ra từ hội thảo này sẽ góp phần vào việc xây dựng một ngành chăn nuôi phát triển, bền vững trong tương lai.

Mọi thông tin thắc mắc về giải pháp của BIOGENCY trong chăn nuôi, bạn hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện: Mùi, Phân, Nước thải

Trả lời