Đối với một ao tôm thì chất lượng nước là yếu tố quan trọng nhất, chiếm đến hơn 50% vào sự thành công của một vụ nuôi. Hiểu biết về cách đo các chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm sẽ giúp bà con chủ động trong việc kiểm soát chất lượng nước, từ đó giúp nâng cao chất lượng mùa vụ. Hãy cùng Biogency tìm hiểu về các chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm và cách đo các chỉ tiêu này qua bài viết dưới đây.
10 chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm, ngưỡng an toàn và cách đo chuẩn xác nhất
1. Độ pH:
pH tốt nhất trong nuôi tôm từ 7,5 – 8,5, cần phải theo dõi pH, không được quá chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm. pH thấp dưới 7,5 và cao hơn 8,5 sẽ làm ảnh hưởng tôm cá làm cho tôm cá không phát phát triển. Vì vậy bà con cần lưu ý biết cách tăng giảm pH cho phù hợp.
Bên cạnh đó, những vùng ven biển có nước lợ và nước mặn, thuận lợi cho tôm nhưng thường là đất phèn, mà phèn cao sẽ làm giảm pH gây bất lợi cho tôm. Vì vậy bà con cần tìm hiểu chất lượng đất và chiều sâu của các lớp đất sau đó thiết kế ao nuôi và có chế độ quản lý nước thích hợp.
Cách đo:
Để đo pH ao nuôi có thể sử dụng máy đo pH hoặc bộ test kit pH. Cách sử dụng test pH và máy đo pH theo hướng dẫn nhà sản xuất của từng dụng cụ.
Hình 1. Độ pH là một trong những chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm phải được kiểm tra thường xuyên, không được chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm.
2. Nhiệt độ ao nuôi:
Nhiệt độ nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp tôm sẽ không phát triển được. Tôm thẻ chân trắng nhiệt độ tốt nhất từ 25℃ – 30℃.
Cách đo:
Dụng cụ phổ biến nhất để đo nhiệt độ trong ao nuôi là nhiệt kế thủy ngân. Bên cạnh đó, một vài máy đo oxy hòa tan cũng có tích hợp chức năng đo nhiệt độ.
- Đối với nhiệt kế thủy ngân: Nhúng ngập nhiệt kế xuống nước, để khoảng 3 phút, sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc kết quả. Chú ý không nên rút nhiệt kế lên khỏi mặt nước trong quá trình đọc kết quả vì như vậy sẽ không chính xác.
- Đối với máy đo: Đầu tiên cần phải khởi động máy và hiệu chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó nhúng điện cực xuống vị trí cần đo, lắc hoặc rê đầu điện cực trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhảy) thì dừng lại. Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch, đậy nắp.
3. Hàm lượng Oxy hòa tan:
Oxy là sự sống, hệ thống oxy phải đảm bảo hoạt động tốt 24/24 giờ. Khi nuôi tôm cần có hệ thống oxy dự phòng, tránh trường hợp xảy ra sự cố, không có hệ thống phụ thay thế sẽ rất nguy hiểm đến quá trình hô hấp của tôm.
Hàm lượng oxy hòa tan cần duy trì ổn định mức từ 4 mg/l trở lên nhằm đảm bảo lượng oxy cho tôm, khi hàm lượng oxy dồi dào tôm sẽ ăn nhiều hơn, phát triển tốt hơn.
Cần lắp dàn quạt nước nhằm tạo dòng, không phân tầng nước, kết hợp hệ thống sục khí oxy đáy nhằm giải phóng khí độc, hạn chế sự phát triển của tảo dày đặc làm mất oxy ao nuôi tôm.
Cách đo:
Để đo oxy hòa tan trong ao nuôi bà con có thể dùng máy đo oxy hoặc bộ test kit oxy.
4. Độ mặn của nước:
Đối với tôm thẻ chân trắng, độ mặn tốt nhất để nuôi tôm là từ 10 – 15‰. Hiện tại khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, sản xuất giống tôm ở độ mặn khác nhau, vì vậy bà con tham khảo ý kiến trại cung cấp giống tôm về độ mặn.
Cách đo:
Bà con có thể kiểm tra độ mặn của nước thường xuyên bằng tỷ trọng kế, khúc xạ kế hay các loại máy đo kỹ thuật để theo dõi và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Khi dùng khúc xạ kế, đầu tiên cần phải kiểm tra máy bằng nước cất, hiệu chỉnh độ mặn về 0. Lấy 1 giọt nước nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp sao cho giọt nước lan đều khắp mặt kính. Đưa máy về phía có nguồn sáng, đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó lau đầu đọc bằng khăn sạch, đậy nắp. Xem thêm: 4 cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm hiệu quả >>>
5. Độ kiềm:
Độ kiềm thích hợp đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng là 120 – 180 mg CaCO3/lit.
Cần kiểm tra độ kiềm 1 lần/tuần để bổ sung vôi kịp thời, nhất là trong giai đoạn tôm lột xác.
Cách đo:
Dụng cụ thường dùng để đo độ kiềm trong ao nuôi là các bộ test kit có bán trên thị trường.
6. Độ trong của nước:
Trong nuôi tôm, độ trong của nước thường dao động khoảng 30 – 45cm. Nếu độ trong của nước cao hơn 45cm trở lên, bà con cần kiểm tra pH và đồng thời gây màu nước, tăng thêm dinh dưỡng cho tôm. Xem thêm: Cách gây màu nước ao nuôi tôm chuẩn xác nhất >>>
Cách đo:
Thiết bị đo độ trong thường sử dụng là đĩa secchi: thả đĩa theo phương thẳng đứng, hạ từ từ xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/trắng trên mặt đĩa. Đọc kết quả trên dây hoặc thước, đó chính là độ trong của nước ao (đơn vị là cm)
7. Độ cứng của nước:
Độ cứng phù hợp của nước nuôi tôm dao động từ 20 – 150ppm. Nếu độ cứng của nước cao trên 300ppm, tôm sẽ khó lột vỏ và có tốc độ tăng trưởng chậm.
Cách đo:
Có 2 cách đo độ cứng phổ biến như sau:
- Dùng thuốc thử nhanh có bán tại thị trường (ví dụ bộ thuốc thử độ cứng nước Nam Việt).
- Kiểm tra độ cứng trong nước bằng phương pháp chuẩn độ TCVN 6224:1996.
Một số cách làm giảm độ cứng của nước nuôi tôm nếu chỉ tiêu này bị vượt mức cho phép:
- Bơm khí và bơm nước tuần hoàn tiên tục có tác dụng phân hủy bicarbonate.
- Tiến hành xử lý EDTA liều 2 – 3kg/1.000m3 nước để khử giảm độ cứng của nước ao.
8. Nồng độ NO3- (Nitrat):
Nồng độ NO3- trong nước không gây nhiều ảnh hưởng đến tôm nên bà con không cần quá quan tâm để chỉ tiêu này. Ion NO3- không độc hại và rất thích hợp cho sự phát triển của tảo. Ở nồng độ NO3- 900 mg/l, tôm không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu nồng độ NO3- quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, phát triển tảo độc, làm chất lượng nước kém đi.
Cách đo:
Dụng cụ thường dùng để đo nồng độ NO3- (Nitrat)trong ao nuôi là các bộ test kit có bán trên thị trường.
9. Nồng độ khí độc NH3, NO2 – Chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm cần lưu ý nhất:
Hàm lượng khí độc NH3 tốt nhất nhỏ hơn 0,1mg/l. Nếu hàm lượng khí độc NH3 cao hơn 0,3mg/l sẽ gây ảnh hưởng cho tôm.
Khí độc NH3 tồn tại trong ao tôm còn dễ chuyển hóa thành ion NO2- là loại rất độc cho tôm, NO2- từ 5mg/l sẽ khó xử lý và gây chết tôm.
Cách đo:
Trên thị trường có bán các bộ test kit để đo nồng độ NH3, H2S trong ao nuôi, với ưu điểm nhỏ gọn, giá thành rẻ bà con có thể mua về sử dụng, điển hình là bộ kit test Sera.
Hình 2. Bộ kit test Sera dùng để test chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm – NO2.
Khí độc NO2- khi vượt ngưỡng an toàn thường là rơi vào khoảng từ 5mg/l trở lên là nồng độ cực kì nguy hiểm cho tôm có thể gây ngộ độc và chết tôm bất cứ lúc nào. Vì vậy việc quan sát, kiểm tra và tiến hành xử lý phải thật nhanh chóng và kịp thời.
Nếu gặp phải trường hợp này trong quá trình nuôi, bà con có thể sử dụng men vi sinh chứa chủng Nitrosomonas và Nitrobacter giúp chuyển hóa NH3 (độc) -> NO2- (độc) -> NO3- (rất ít ảnh hưởng đến tôm). Bà con có thể tham khảo Men vi sinh chuyên trị khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm của Biogency để sử dụng cho ao tôm của mình.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chuyên trị khí độc NH3/NO2.
10. Khí độc H2S:
Hàm lượng khí độc H2S phải nhỏ hơn 0,01mg/l. Bởi đây là loại khí độc có độc tính mạnh hơn NH3, nếu hàm lượng khí H2S cao sẽ làm cho tôm cá chết hàng loạt nếu không xử lý kịp thời.
Cách đo:
Một số cách kiểm tra khí độc H2S:
- Kiểm tra H2S bằng cách cấy mẫu bùn đáy tại hố bùn: mẫu bùn đáy lấy ở độ sâu 2 – 5cm và cấy trên đĩa TCBS. Vi khuẩn khử Sulfate cho khuẩn lạc có màu đen. Nếu nhìn thấy khuẩn lạc đen trên đĩa cấy có nghĩa là H2S đang được tạo ra.
- Có thể dựa vào đo hàm lượng Sulfite trong nước và tính ra lượng H2. Sau khi đo Sulfite, dựa vào các giá trị pH và nhiệt độ khác nhau để ước tính nồng độ H2S trong nước (đo bằng test kit hoặc để chính xác hơn khuyến cáo bà con nên đo tại phòng thí nghiệm).
Vậy là bài viết này đã chia sẻ đến bà con các thông tin về cách đo các chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm. Mong rằng với những thông tin này giúp ích được bà con trong quá trình nuôi tôm của mình. Nếu có khó khăn trong quá trình kiểm tra các chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.
>>> Xem thêm: Khi nào cần thay nước ao nuôi tôm? Các nguyên tắc khi thay nước cần lưu ý