Cây cỏ lào – Thảo dược điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Cây cỏ lào có rất nhiều cái tên như cây bớp bớp, cỏ việt minh, cỏ lào, cây cộng sản, cây lốp bốp… được dùng như một loại thảo dược trong Đông Y và tại ao nuôi tôm được dùng để trị bệnh phân trắng.

Cây cỏ lào - Thảo dược điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Thông tin về cây cỏ lào

Cỏ lào là loại thực vật nhiệt đới có mặt tại châu Á, Tây Phi và một phần Úc. Đây là một loài cây bụi, có chiều cao khoảng 2m với các cành mọc ngang. Thân và cành cây được phủ một lớp lông mịn, mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa được tìm thấy ở nhiều nơi và khá phổ biến.

Cây cỏ lào.
Cây cỏ lào.

Theo Đông Y, cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh tiêu chảy của trẻ em.

Với những dược tính của cây cỏ lào, người nuôi tôm đã nghiên cứu và áp dụng loại cây này vào trị bệnh cho tôm và hiệu quả đã được ghi nhận đối với bệnh phân trắng – một trong những loại bệnh nguy hiểm và thường gặp nhất trong quá trình nuôi tôm. Hiện nay, việc ứng dụng cây cỏ lào để hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng trên tôm đã được bà con ứng dụng khá rộng rãi.

Bệnh phân trắng là loại bệnh nguy hiểm và thường gặp trong quá trình nuôi tôm.
Bệnh phân trắng là loại bệnh nguy hiểm và thường gặp trong quá trình nuôi tôm.

Cách sử dụng cây cỏ lào để trị bệnh phân trắng trên tôm

Tuy đều sử dụng cây cỏ lào để trị bệnh phân trắng nhưng mỗi địa phương lại có những cách làm khác nhau, phổ biến nhất là chế biến rồi trộn vào thức ăn tôm. Dưới đây là một số cách sử dụng cây cỏ lào được Biogency tổng hợp từ nhiều bà con nuôi tôm ở các vùng nuôi khác nhau:

  • Cách 1: Dùng 300 gram lá cỏ lào tươi xay nhuyễn và lọc với 1 lít nước, trộn cho 5 kg thức ăn, sau đó cho ăn 3-4 ngày liên tục với tần suất 2 cữ/ngày.
  • Cách 2: Dùng khoảng 5-6 đọt non của cây cỏ lào + 5 gram tỏi tươi xay nhuyễn trộn cho 1 kg thức ăn cho ăn 1 cữ/ngày.
  • Cách 3: Dùng 300 gram cỏ lào (lấy cả cây) bỏ vào trong nồi và đổ nước lấp xấp, đun sôi. Khi nước sôi để tiếp thêm 15 phút sau đó để nguội rồi trộn vào thức ăn cho tôm ăn liên tục 2-3 ngày.

Lưu ý:

  • Liều lượng như trên thường áp dụng cho diện tích ao nuôi 1000 mét khối nước.
  • Tùy vào tình trạng bệnh phân trắng trên tôm diễn biến nặng hay nhẹ mà bà con điều chỉnh lượng cỏ lào sử dụng cho phù hợp.

Kết hợp với xử lý môi trường ao nuôi để điều trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng cỏ lào cho tôm ăn để chữa trị đường ruột tôm đang nhiễm bệnh phân trắng, cần kết hợp với xử lý môi trường ao nuôi để loại bỏ các mầm bệnh và giảm thiểu sự lây lan của bệnh. Điều bà con cần làm là:

  • Diệt khuẩn và thay nước ao nuôi: Tỷ lệ thay nước từ 30-60% tùy vào trình trạng tôm, chú ý nước thay phải đảm bảo chất lượng để tránh mang mầm bệnh khác vào ao nuôi.
  • Diệt tảo độc: Tảo độc là nguyên nhân làm nước ao tôm bị xanh, quá đục, nhiều lợn cợn, đặc quánh…gây suy giảm chất lượng nước và tạo điều kiện cho bệnh phân trắng phát triển. Bà con sử dụng men vi sinh Microbe-Lift PBD với liều lượng 113 gram + 100 gram mật rỉ đường + 10 lít nước sạch, sau đó khuấy tan và ủ trong 30 phút là có thể xử lý tảo dày cho 1000 mét khối nước mà không gây sốc cho tôm. Lưu ý: Chỉ sử dụng men vi sinh sau khi diệt khuẩn từ 24 – 48 giờ để tránh chất diệt khuẩn ức chế hoạt động của vi sinh.
  • Kiểm tra và xử lý khí độc: Thông thường, khi ao nuôi có tảo độc nhiều lượng khí độc trong ao cũng sẽ tăng cao. Bà con nên sử dụng men vi sinh AQUA N1 liều cao để xử lý khí độc nhanh và an toàn cho tôm.
  • Xi phông đáy ao: Nhằm loại bỏ bùn đáy, mùn bã hữu cơ và vi khuẩn gây hại.
  • Kết hợp bổ sung khoáng chất, giải độc gan, Vitamin C để chống sốc cho tôm.

Bệnh phân trắng là hậu quả cuối cùng của việc tôm mắc bệnh đường ruột nên rất khó xử lý hết. Bệnh phân trắng cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường hoặc nhiễm virut, cũng có thể là hệ quả sau khi chữa bệnh EHP. Khi tôm gặp phải bệnh này bà con cần tính toán tuổi tôm, size tôm, các chi phí để cân nhắc việc nuôi tiếp, chữa trị hay thu tôm tránh thiệt hại.

Các phương pháp thảo dược dân gian được lưu truyền mang tính tương đối và kết quả mỗi lần xử lý không hoàn toàn giống nhau. Bà con nên tham khảo thêm người đã có kinh nghiệm xử lý để có thể sử dụng các loại thảo dược hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất! Biogency luôn đồng hành cùng bà con trong mọi vụ nuôi!

>>> Xem thêm: Tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm bằng thảo dược