Vì sao nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn hiệu quả?

Nuôi tôm theo phương pháp thay nước là mô hình lâu đời và phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên trước những thách thức mà ngành nuôi trồng thuỷ sản đang phải đối mặt thì phương pháp này đang dần được thay thế bởi các mô hình hiện đại và tối ưu hơn.

Vì sao nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn hiệu quả?

Lý do khiến nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn hiệu quả

Không thể phủ nhận nuôi tôm theo phương pháp thay nước dễ thực hiện và tiện lợi. Đặc biệt trong trường hợp ao có sự cố khí độc tăng cao, dịch bệnh thì việc thay 100% nước là một trong những phương án “cấp cứu” nhanh chóng. Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp này vẫn tồn tại những rủi ro và hạn chế đáng lo ngại. Thêm vào đó, hiện nay ngành nuôi trồng thuỷ sản đang đối mặt với nhiều áp lực lớn khiến mô hình thay nước không còn thực sự hiệu quả như trước:

– Nguồn nước ngày càng ô nhiễm:

Với quy trình và tập quán nuôi tôm truyền thống, phần lớn nước từ ao tôm thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý khiến nguồn nước xung quanh khu vực ngày càng ô nhiễm, chất lượng suy giảm, mang theo nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Vì sao nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn hiệu quả?
Nguồn nước xung quanh các ao tôm ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhược điểm lớn của mô hình nuôi tôm theo phương pháp thay nước là làm tăng khả năng xâm nhập vi khuẩn bên ngoài, nhất là khi khâu xử lý nước không kỹ lưỡng. Khi nguồn nước cấp vào ô nhiễm thì nguy cơ lây nhiễm chéo vô cùng cao, kéo theo các mầm bệnh nguy hiểm cho tôm. Điển hình nhất là bệnh EHP, hoại tử gan tụy cấp tính EMS, bệnh về đường ruột, đốm đen,…

Bên cạnh đó, khi thay nước, các yếu tố môi trường trong ao bị tác động lớn như độ kiềm, pH, nhiệt độ, độ trong, độ cứng… khiến tôm không kịp thích nghi với môi trường mới sẽ dễ yếu đi, giảm đề kháng, là cơ hội cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh. Khi nguồn nước ao ô nhiễm, tôm bị bệnh, nhiễm khí độc thì chi phí xử lý, sử dụng hoá chất tăng cao, từ đó làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận khi về cuối vụ.

– Tốn diện tích xử lý nước thay mới:

Nước cấp trước khi đưa vào ao nuôi cần được bơm vào ao lắng để tiêu diệt các loại giáp xác, các loại sinh vật ký sinh gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…. Do đó bên cạnh ao tôm bà con nuôi trồng cần có cả ao lắng (khoảng 15-20% quỹ đất).

Trường hợp thiếu diện tích đất làm ao lắng hoặc thậm chí là một số bà con xem nhẹ vai trò của ao lắng, muốn tăng diện tích nuôi khiến nguy cơ dịch bệnh tôm vô cùng lớn.

– Tình trạng thiếu nước:

Với sự gia tăng của số hộ nuôi tôm, lượng nước sử dụng nhiều khiến nguồn nước cấp sạch, đạt tiêu chuẩn từ sông suối, ao hồ hiện tại không đủ. Ở nhiều vùng nuôi tôm, không ít trường hợp người dân như “ngồi trên đống lửa” do tình trạng thiếu nước kéo dài, nhất là vào các thời điểm khô hạn. Mô hình nuôi tôm thay nước liên tục lúc này không còn khả thi, buộc lòng lượng nước và số lần thay nước cần giảm dần.

Giải pháp nào thay thế mô hình nuôi tôm theo phương pháp thay nước?

Với tình hình nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn tối ưu, hướng đi phù hợp của các hộ nuôi hiện nay là nuôi tôm theo mục tiêu “giảm thay nước, giảm chi phí, giảm rủi ro mầm bệnh”. Trong đó, nổi bật là mô hình nuôi tôm tuần hoàn ứng dụng công nghệ RAS với nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Hầu như không thay nước:
Vì sao nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn hiệu quả?
Khu gom nước về để xử lý tuần hoàn nước và khu xử lý chất thải tại xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu.

Với mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước, nước sau khi sử dụng sẽ được lọc qua nhiều lớp lưới, đưa về ao lắng xử lý kỹ lưỡng và tuần hoàn về ao nuôi để tái sử dụng. Lượng nước thay chưa tới 5% mỗi ngày, thay vì phải thay 20 – 30% nước như cách thông thường. Ước tính, lượng nước sử dụng cho mô hình nuôi tôm ít thay nước có thể tiết kiệm tới 70% so với mô hình nuôi tôm truyền thống.

  • Không phụ thuộc kháng sinh, hoá chất:

Với mô hình nuôi tuần hoàn nước, quá trình nuôi không cần xử lý hoá chất hay diệt khuẩn. Thay vào đó bà con chỉ cần sử dụng men vi sinh để làm sạch nước, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy cả giai đoạn nuôi tôm từ nhỏ tới trưởng thành gần như bà con không phải sử dụng kháng sinh cho tôm, đồng thời cũng không tốn tiền mua hóa chất xử lý nước nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Khi không dùng kháng sinh thì bà con sẽ không còn quá lo ngại các bệnh trắng gan, trống ruột, mất tụy trên con tôm.

Vì sao nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn hiệu quả?
Men vi sinh nuôi tôm hiệu quả cao.
  • Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận:

Nếu trước đây, một hồ tôm bị bệnh “ngốn” cả trăm triệu tiền thuốc khiến bà con đau đầu thì với mô hình nuôi tuần hoàn, không lạm dụng kháng sinh, hoá chất, tôm khỏe mạnh, ít bệnh tật, từ đó chi phí sản xuất vụ nuôi giảm. Nhờ vậy, bà con thu lợi nhuận cao, dù giá tôm giảm cũng không còn lo “sốt vó” như trước.

  • Giảm tác động gây ô nhiễm môi trường:

Mô hình tuần hoàn nước góp phần giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước, chất thải sau khi lọc sẽ được xử lý trước khi đưa ra môi trường.

Như vậy, có thể thấy đứng trước các biến đổi về môi trường, khí hậu, nguồn nước, dịch bệnh,… nuôi tôm theo phương pháp thay nước không còn hiệu quả là điều tất yếu, thay vào ngành thuỷ sản cần đến các phương pháp nuôi trồng hiện đại và tối ưu.

Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của BIOGENCY luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Giải pháp Xử lý khí độc và Làm sạch nước ao nuôi tôm đến từ BIOGENCY – Đem đến mùa vụ thành công cho người nuôi tôm

Để lại một bình luận