Phân loại chất kích thích miễn dịch trong nuôi tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, quản lý sức khỏe của tôm đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sản xuất hiệu quả và ổn định. Một trong những chiến lược quan trọng là sử dụng chất kích thích miễn dịch, những hợp chất có khả năng củng cố hệ thống miễn dịch của tôm, giúp chúng chống lại các mầm bệnh động vật nuôi. Trong bối cảnh này, việc phân loại chất kích thích miễn dịch là một quá trình cần thực sự quan tâm để hiểu rõ về cách chúng có thể được ứng dụng để tối ưu hóa sức khỏe của tôm.

Phân loại chất kích thích miễn dịch trong nuôi tôm

Chất kích thích miễn dịch là gì?

Chất kích thích miễn dịch là những hợp chất tự nhiên hỗ trợ việc củng cố hệ thống miễn dịch của sinh vật chủ, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Các chất này có thể được áp dụng cho vật chủ thông qua cả đường cho ăn và đường tiêm.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch của tôm là ngắn hạn và chúng không có khả năng ghi nhớ (ký ức miễn dịch). Hệ thống miễn dịch của tế bào tôm được đánh giá là không ghi nhận được đã miễn dịch được với loại bệnh nào trước đây. Vì vậy khi sinh trưởng trong môi trường nuôi, tôm rất dễ bị bệnh từ nhiều tác nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, nấm, tảo độc và bệnh hay bị lặp đi lặp lại.

Để đảm bảo sức khỏe nội tại của tôm, người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích các phản ứng miễn dịch. Điều này đặt ra yêu cầu sử dụng các hợp chất bổ sung, giúp tôm phát triển khả năng tự bảo vệ mình chống lại các mầm bệnh mà không phải sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và điều trị bệnh.

Một số loại chất kích thích miễn dịch được bổ sung xuống ao nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm thẻ ở trạng thái phòng thủ, sẵn sàng chống lại tác nhân gây hại.

Phân loại chất kích thích miễn dịch trong nuôi tôm
Thảo dược là một trong những loại kích thích miễn dịch được sử dụng nhiều hiện nay.

Phân loại các chất kích thích miễn dịch trong nuôi tôm

Chất kích thích miễn dịch Nguồn gốc Các hoạt động chính
Beta-Glucan Nấm, tảo Kích thích tế bào miễn dịch và tế bào tự nhiên, tăng cường khả năng phản ứng trước các tác nhân gây bệnh, thậm chí ngăn chặn tác động của virus đốm trắng (WSSV) trên tôm.
Probiotics và Prebiotics Vi khuẩn (Lactobacillus, Bacillus) Probiotics: Cải thiện hệ thống miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Prebiotics: Được xem như nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi sinh trưởng và gia tăng mật độ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa tôm, giúp làm giảm độ pH của ruột.
Mannan Oligosaccharide Men bia, nấm bia Ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh từ việc gắn kết vào niêm mạc ruột, cung cấp tác nhân chống oxy hóa.
Glutamine Amino Acid Tăng cường khả năng chống stress và bệnh tật của tôm, tham gia vào quá trình sản xuất tế bào miễn dịch.
Vitamins C và E Tự nhiên hoặc tổng hợp Vitamin C là chất chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch mạnh cho tôm.
Vitamin E làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn, bảo vệ Vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào.
Enzymes Vi khuẩn, nấm, tảo Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho tôm.
Acid hữu cơ Các acid hữu cơ Các acid hữu cơ khi vào đường ruột sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển và ngăn chặn sự sống của các vi sinh vật có hại. Như một chất điều chỉnh môi trường đường ruột. Từ đó, gián tiếp kích thích hoạt động trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tôm thẻ, nhất là đối với các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio.
Tỏi Chất tự nhiên Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, trong đó quan trọng nhất là Allicin. Allicin là một chiết xuất sẽ tiết ra khi đập dập tỏi với phổ kháng khuẩn rộng, ức chế một số quá trình tổng hợp của vi khuẩn, từ đó kìm hãm hoạt động hay tiêu diệt luôn các vi khuẩn gây bệnh.

Tóm lại, phân loại chất kích thích miễn dịch trong nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và hiệu suất của hệ thống nuôi trồng. Chất kích thích miễn dịch trong nuôi tôm có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, bao gồm nguồn gốc, cơ chế hoạt động và ứng dụng cụ thể trong quy trình nuôi của các địa phương khác nhau, mang lại cái nhìn đa chiều về loại chất kích thích miễn dịch nào sẽ phù hợp với điều kiện nuôi tôm cụ thể và mục tiêu của người nuôi.

Sự hiểu biết về loại chất kích thích miễn dịch và cách chúng tương tác với cơ thể của tôm không chỉ là giúp tối ưu hóa quy trình nuôi trồng mà còn là bước quan trọng để giảm thiểu sử dụng các loại hóa chất khác, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Nếu trong quá trình nuôi tôm gặp khó khăn bà con hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514, BIOGENCY luôn sẵn sàn hỗ trợ và cam kết đồng hành cùng bà con trong suốt mùa vụ.

>>> Xem thêm: Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?