Tác hại của ký sinh trùng đối với tôm nuôi

Ký sinh trùng là mối lo ngại lớn trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là tôm thâm canh, mật độ nuôi cao khó kiểm soát môi trường ao. Cụ thể như thế nào, mời bà con đón đọc những chia sẻ về tác hại mà ký sinh trùng gây ra trên tôm cũng như cách chủ động phòng ngừa hiệu quả.

Tác hại của ký sinh trùng đối với tôm nuôi

Tác hại của một số loài ký sinh trùng thường gặp khi nuôi tôm

Mặc dù chỉ ký sinh trên cơ thể tôm nhưng ký sinh trùng lại là nguồn cơn của bệnh tật, làm tôm yếu và một vài trong số đó giết chết tôm. Ký sinh trùng trên tôm nuôi bao gồm ký sinh trùng ngoại bào và ký sinh trùng nội bào.

– Ký sinh trùng ngoại bào:

Tức là những ký sinh trùng ký sinh bên ngoài cơ thể tôm, chúng thường không gây hại cho ký chủ trừ khi xuất hiện với số lượng lớn. Ngoại ký sinh trùng xuất hiện khi môi trường ao giàu dinh dưỡng, điển hình nhất là khi bà con cho tôm ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa. Bên cạnh đó, môi trường ao thường xuyên thay đổi nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng phát triển. Xem thêm: Yếu tố dẫn đến phân tầng nhiệt độ nước ao nuôi tôm >>>

Một số ngoại ký sinh trùng điển hình và tác hại của chúng trên tôm như:

  • Zoothamnium sp. ký sinh trên chân bơi và mang gây cản trở hoạt động hô hấp của tôm, loài ký sinh này phát triển mạnh khi nhiệt độ nước trên 30 độ C.
  • Vorticella sp. ký sinh trên mặt cơ thể khiến tôm stress, yếu dần, loài ký sinh này có thể sống ở môi trường nước ngọt, lợ và mặn.
  • Epistylis sp. ký sinh trên chân bò khiến tôm yếu, hoạt động khó khăn.
Tác hại của ký sinh trùng đối với tôm nuôi
A: Zoothamnium, B: Vorticella, C: Epistylis.

Tỷ lệ xuất hiện bệnh do ký sinh trùng ngoại bào trên tôm thẻ tương ứng là 72,5% đối với Zoothamnium sp., 55% đối với Vorticella sp. và 42,5% cho Epistylis sp. và tỷ lệ nhiễm cao nhất là đối với Zoothamnium sp..

– Ký sinh trùng nội bào:

Là những ký sinh trùng ký sinh bên trong cơ thể tôm như gan, tụy,.. chúng có thể gây bệnh cho tôm, điển hình là trùng hai tế bào Gregarine và vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

  • Microspora

Hay còn gọi là vi bào tử trùng, xuất hiện ngày càng phổ biến trên tôm nuôi. Tác nhân gây bệnh được xác định là do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), khi nhiễm vi bào tử trùng nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang trắng sữa hoặc đục, nhất là ở lưng từ gan tụy đến giữa thân. Một số có hiện tượng đục cơ đốt cuối cơ thể. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt nhưng sẽ làm chậm đáng kể quá trình tăng trưởng tôm gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Tác hại của ký sinh trùng đối với tôm nuôi
Bào tử EHP dưới kính hiển vi quang học.

Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có đề kháng kém, chịu stress kém khiến chúng dễ dàng bị ăn thịt, chậm lớn. Mặt khác, vi bào tử trung còn xuất hiện trên côn trùng, giáp xác,… do đó khi sử dụng thức ăn tươi sống sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi bào tử trùng sang tôm. Loài ký sinh trùng này còn có thể lây qua phân của tôm nhiễm hoặc do hiện tượng tôm ăn lẫn nhau.

  • Ký sinh trùng Gregarine

Hay còn gọi là ký sinh trùng hai roi, chúng ký sinh trong ống tiêu hoá của tôm, xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn 40-50 ngày sau khi thả giống, nhất là ở ao mật độ nuôi cao, dư thừa nhiều thức ăn, mùa nắng nóng hoặc giao mùa. Tôm nhiễm Gregarine chủ yếu do ăn các vật chủ trung gian như nhuyễn thể, ốc, hến, giun, bào tử của gregarine,…  Loài ký sinh này được cho là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng, khiến tôm chậm lớn, khi nhiễm khó phát hiện bằng mắt thường, chỉ có thể xem ruột dưới kính hiển vi.

Tác hại của ký sinh trùng đối với tôm nuôi
Ký sinh trùng Gregarine.

Ký sinh trùng Gregarine phá hoại ruột khiến tôm không hấp thụ được dinh dưỡng kết hợp với các tác nhân cơ hội tấn công dẫn đến ruột tôm hư hại, tiết dịch tiêu hoá kém khiến thức ăn lên men trong quá trình tiêu hoá chuyển thối dẫn đến phân trắng. Bên cạnh đó, khi tôm suy yếu tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio tấn công gan tụy tôm, gây ra bệnh phân trắng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Phòng ngừa ký sinh trùng xuất hiện bằng cách nào?

Dưới tác động của các yếu tố như môi trường ao ô nhiễm, mật độ nuôi cao, thời tiết thất thường,… khiến bệnh ký sinh trùng trên tôm nuôi ngày càng phổ biến. Cách tốt nhất để phòng ngừa ký sinh trùng là giảm thiểu các tác nhân kể trên khi nuôi tôm.

Để làm được điều này bà con cần có kế hoạch phòng ngừa ngay từ khi bắt đầu vụ nuôi. Trong đó, các bước cần chú ý có thể kể đến gồm:

  • Chọn giống chất lượng từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo không nhiễm các loại ký sinh trùng.
  • Cải tạo ao tốt, loại bỏ vật chủ trung gian như ốc, nhuyễn thể.
  • Quản lý thức ăn tốt, tránh dư thừa thức ăn nhiều trong ao.
  • Lọc và xử lý kỹ nước trước khi thả tôm, đảm bảo về yếu tố pH, độ kiềm,…
  • Thức ăn cho tôm bố mẹ, những loại thức ăn tươi sống cần được kiểm tra kỹ hoặc chỉ cho ăn khi đã nấu chín.
  • Tăng cường quạt khí trong ao vào mùa nắng nóng kéo dài.
  • Bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm, tránh sự thay đổi đột ngột môi trường nước.
Tác hại của ký sinh trùng đối với tôm nuôi
Chất lượng ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh trên tôm.

Đặc biệt, bà con nên bổ sung định kỳ các sản phẩm vi sinh làm sạch ao như Microbe-Lift AQUA C, vi sinh giúp đường ruột tôm khoẻ như Microbe-Lift DFM để chủ động phòng bệnh. Các sản phẩm men vi sinh an toàn hoàn toàn không gây hại cho tôm, bà con chỉ cần sử dụng theo liều lượng hướng dẫn.

Để được tư vấn về các sản phẩm và giải pháp vi sinh bà con vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538514!

>>> Xem thêm: Làm thế nào để xổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả triệt để?