Tôm bị sưng gan: Nguyên nhân và cách xử lý

Gan tụy tôm đóng vai trò quan trọng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của tôm. Khi tôm bị sưng gan cũng đồng nghĩa với việc khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của tôm bị giảm sút. Sưng gan ở tôm xảy ra do đâu? Kinh nghiệm xử lý tôm bị sưng gan như thế nào cho hiệu quả? Bà con cùng tham khảo nội dung dưới đây.

Tôm bị sưng gan: Nguyên nhân và cách xử lý

Hiện tượng sưng gan ở tôm do đâu?

Sưng gan là một trong những dấu hiệu tôm bị bệnh lý liên quan đến gan. Khi tôm bị sưng gan (gan bè) là hiện tượng xuất huyết, hồng gan/đỏ gan, kích thước rộng quá hai mép mang, màng bao gan mờ nhạt, khi kiểm tra thấy ống gan vỡ, có dịch màu vàng tanh. Sưng gan thường gặp vào giai đoạn tháng thứ nhất và thứ hai trong chu kỳ nuôi.

Tôm bị sưng gan: Nguyên nhân và cách xử lý
Đàn tôm 45 ngày tuổi bị sưng gan.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm bị sưng gan thường do:

  • Tôm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vi khuẩn gây bệnh gan là vi khuẩn Parahaemolyticus. Các nhóm ký sinh trùng như Vermiform hay Gregarine cũng làm gan tôm suy yếu, tôm giảm hấp thu và tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn tấn công.
  • Nắng nóng kéo dài, hệ tảo trong ao phát triển phức tạp bao gồm cả tảo độc, độc tố trong ao tăng cao làm ảnh hưởng lên gan tuỵ của tôm.
  • Khí độc H2S làm cho tôm tấp bờ, có biểu hiện hơi vàng mang và bơi thành đàn vào ban đêm.
  • Ao nuôi nhiễm khuẩn do sử dụng vi sinh kém chất lượng hoặc không đúng cách, hoặc không diệt khuẩn định kỳ khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ gan tuỵ.
  • Quá trình bảo quản thức ăn đã bị ẩm mốc sẽ phát sinh độc tố Mycotoxin hay Aflatoxin… gây sưng gan trên tôm.

Cách xử lý tôm bị sưng gan

Sưng gan là hiện tượng chủ yếu là do vi khuẩn chứ không phải do môi trường vì vậy bà con cần có các biện pháp diệt khuẩn kịp thời. Khi tôm có biểu hiện sưng gan thì bà con cần điều trị ngay, nếu chậm sẽ dẫn đến bệnh teo gan và thậm chí là tôm chết. So với teo gan thì sưng gan là một hiện tượng dễ điều trị hơn. Cách xử lý tôm bị sưng gan bà con có thể áp dụng như sau:

  • Thay nước 30% ao nuôi, đưa nước mới sạch đã xử lý kỹ vào làm giảm ô nhiễm một phần nước ao.
  • Diệt khuẩn môi trường nước nuôi. Ngay khi diệt khuẩn bà con cần chuẩn bị lượng vi sinh với liều lượng gấp đôi bình thường ủ sẵn, sau 48 giờ sau diệt khuẩn là tạt xuống ngay để đảm bảo mật độ vi sinh đủ lớn và đáp ứng khả năng xử lý các tạp chất có trong ao nuôi. Xem thêm: Vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm >>>
  • Dùng thuốc đặc trị bệnh gan cho tôm ăn trên thị trường, lưu ý mua loại tốt và nhà sản xuất rõ ràng để trị dứt điểm trong vòng 3-5 ngày, thấy gan giảm màu vàng rõ rệt, giảm rớt tôm.

Phòng ngừa tôm bị sưng gan

Tương tự như cách phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan tụy tôm, bà con nuôi tôm cần chủ động phòng ngừa sưng gan cho tôm bằng các bước như sau:

  • Lựa chọn giống sạch bệnh từ trại giống uy tín, xét nghiệm bằng phương pháp khoa học.
  • Chú trọng công tác cải tạo đáy ao, vệ sinh trước vụ mới, đảm bảo hệ thống lắng lọc nước trong suốt quá trình nuôi, tránh vô tình đưa vi khuẩn vào ao nuôi.
  • Song song 2 việc quan trọng đó là kiểm soát một môi trường nước khỏe đi kèm với sức đề kháng tôm tốt ngay từ đầu. Trong điều kiện đó mầm bệnh khó tấn công.
  • Giữ đường ruột tôm khỏe để tránh các bệnh đường ruột ảnh hưởng lên gan tụy. Xem thêm: Men đặc trị đường ruột tôm >>>
Tôm bị sưng gan: Nguyên nhân và cách xử lý
Cải tạo ao đầu vụ rất quan trọng để có một vụ nuôi giảm thiểu rủi ro mầm bệnh.

Tôm bị sưng gan là hiện tượng có thể xử lý hết, tuy nhiên cần quan sát nhanh và xử lý kịp thời nếu không vẫn để lại hệ lụy cho ao tôm. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con phát hiện sớm các dấu hiệu sưng gan trên tôm. Gặp khó khăn trong quá trình nuôi bà con liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ kịp thời nhé! Chúc bà con nuôi tôm thành công.

>>> Xem thêm: Cách diệt rong trong vuông tôm