Nghề nuôi tôm hiện nay phát triển rất mạnh mẽ vì đây là loài vật mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con. Tuy nhiên, với lượng nuôi ồ ạt cũng như tự phát đã gây ra nhiều hệ lụy khi môi trường ngày càng ô nhiễm, tôm mắc nhiều dịch bệnh khiến thương phẩm mất giá. Câu hỏi đặt ra là: “Liệu có giải pháp nào giúp nuôi tôm hiệu quả và nghề nuôi tôm phát triển bền vững hơn không?”
Những khó khăn của nghề nuôi tôm hiện nay
Nuôi tôm mang đến nhiều lợi ích kinh tế và giúp không ít bà con xóa đói giảm nghèo, thậm chí là làm giàu từ nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, không hẳn bà con nào cũng được thuận lợi như vậy. Hiện nay nghề nuôi tôm đang gặp không ít khó khăn, và 2 khó khăn lớn nhất đến từ: Nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến tôm dễ nhiễm dịch bệnh và tôm thương phẩm mất giá. 2 khó khăn này thực chất đều có liên quan đến nhau.
– Nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến tôm dễ nhiễm dịch bệnh:
Nguồn nước nuôi tôm hiện nay phần lớn vẫn đến từ nước sông, suối. Sở dĩ nguồn nước nuôi tôm ngày càng bị ô nhiễm là do một số bà con vẫn đang nuôi theo cách “thu lợi ngắn hạn” mà chưa nghĩ đến hướng phát triển bền vững. Điển hình là việc xả nước thải nuôi tôm bị ô nhiễm trực tiếp ra sông suối, không xử lý nước nuôi tôm bị nhiễm dịch bệnh mà xả bỏ trực tiếp ra môi trường. Vụ nuôi mới lại sử dụng chính nguồn nước ấy vào ao nuôi tôm khiến dịch bệnh theo đó mà tràn vào.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình nuôi tôm không ít bà con chỉ quan tâm đến tăng lượng thức ăn để thúc tôm lớn nhanh với mong muốn mang lại sản lượng cao khi thu hoạch nhưng lại ít quan tâm đến xử lý và làm sạch môi trường nước để tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.
Bởi đặc thù của tôm là loài rất nhạy cảm với môi trường, và khi nước không sạch, độ pH, độ kiềm, hay tảo… không phù hợp cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chúng và rất dễ khiến chúng nhiễm vi khuẩn, vi-rút gây bệnh và khí độc.
– Tôm thương phẩm mất giá:
Giá thu mua tôm không cao một phần cũng do tôm nhiễm dịch bệnh làm chúng chậm lớn hoặc bà con phải thu tôm sớm khiến size tôm chưa đạt. Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi cũng khiến chất lượng tôm khi thu hoạch không được đánh giá cao, điều này càng gây bất lợi cho người nuôi khi người tiêu dùng ngày một đòi hỏi cao hơn về giá trị dinh dưỡng và chất lượng của thực phẩm họ sử dụng.
Giải pháp giúp nuôi tôm hiệu quả hiện nay
Để nuôi tôm hiệu quả, cốt yếu đầu tiên là phải quan tâm đến chất lượng nước, bao gồm chất lượng nước ban đầu khi thả giống và chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi.
– Kiểm soát chất lượng nước ban đầu khi thả giống:
Bà con cần bố trí ao lắng trong khu vực nuôi để lắng và xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Khi đưa nước vào ao nuôi nên sử dụng lưới lọc để loại bỏ tạp chất, địch hại. Và thêm một điều quan trọng là trước khi thả giống bà con cần gây màu nước phù hợp để tạo môi trường thuận lợi và nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Khi gây màu nước, việc sử dụng màu nhân tạo, cám gạo, bột cá hay mật rỉ không còn hiệu quả khi chúng làm nước bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ dư thừa và không tạo được nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Thay vào đó, bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học như Microbe-Lift AQUA C – chứa 13 chủng vi sinh vật có lợi giúp gây màu nước trà hiệu quả. Ưu điểm khi sử dụng chế phẩm sinh học để gây màu nước là:
- Tạo ra màu nước tự nhiên do sự phát triển của các loài tảo có lợi ở mức độ vừa phải.
- Tảo có lợi phát triển cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
- Ổn định chất lượng nước giúp tôm phát triển khỏe.
– Kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi tôm:
Để nâng cao chất lượng tôm thương phẩm, sử dụng chế phẩm sinh học là một giải pháp nuôi tôm hiệu quả đáng để bà con quan tâm và áp dụng. Trong suốt quá trình nuôi tôm, lượng thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn cũng như vỏ tôm lột… phát sinh liên tục, nếu chúng không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nước ao nghiêm trọng làm tôm nhiễm bệnh.
Bà con cần kết hợp xi-phông đáy ao tôm định kỳ và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý các chất lơ lửng trong nước ao (như phân, thức ăn thừa, xác tảo…), xử lý các chất ô nhiễm, mùn bã hữu cơ chìm ở lớp đáy ao và phòng ngừa khí độc phát sinh.
Biogency còn kết hợp việc xử lý nước với việc nâng cao sức khỏe cho đường ruột tôm bằng cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DFM cung cấp 4 chủng lợi khuẩn cho đường ruột (Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis), giúp tôm ăn khỏe và hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thức ăn, từ đó phát triển nhanh và về size lớn thuận lợi.
Nhiều bà con vẫn nhầm tưởng rằng việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi tôm tốn kém khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, với Quy trình nuôi tôm của Biogency, tổng chi phí sử dụng sản phẩm vi sinh cho 1 vụ nuôi với 1000m3 nước chưa đến 10 triệu đồng/vụ nhưng bà con lại giảm thiểu được rất nhiều rủi ro về dịch bệnh, đồng thời tỷ lệ tôm về size lớn cao hơn, chất lượng thịt ngon hơn, giúp bà con bán được giá tốt ngay cả khi thị trường giá tôm suy giảm.
Bà con hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về giải pháp sinh học giúp nuôi tôm hiệu quả một cách chi tiết nhất!
>>> Xem thêm: [Farm anh Tạ Đức Nghĩa, Bạc Liêu] Sử dụng Microbe-Lift xử lý nước cho diện tích ao tôm 5200m2