Các yếu tố cần chú ý khi cải tạo ao nuôi tôm

Cải tạo ao nuôi tôm là một trong những công tác cần thiết nhằm tối ưu hóa điều kiện sống và tăng hiệu suất sản xuất trong quá trình nuôi tôm. Để đảm bảo việc cải tạo được thực hiện tốt và đúng ngay từ đầu thì cânf chú ý đến các yếu tố khác nhau. Trên thực tế, việc hiểu và quản lý các yếu tố này là chìa khóa để tạo ra một môi trường nuôi tôm hiệu quả và bền vững. Bài viết này sẽ điểm qua các yếu tố cần chú ý khi cải tạo ao nuôi tôm và lý do tại sao chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm.

Các yếu tố cần chú ý khi cải tạo ao nuôi tôm

Các yếu tố cần chú ý khi cải tạo ao nuôi tôm

Khi cải tạo ao nuôi tôm, có một số yếu tố quan trọng cần chú ý để đảm bảo sự thành công của quá trình nuôi tôm tiếp theo đó. Từ chất đất, chất lượng nước vụ trước, đáy ao, lượng nước đến quản lý dinh dưỡng và kiểm soát bệnh tật trong khi nuôi, mỗi yếu tố đều có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sản xuất của tôm. Dưới đây là tổng hợp 7 yếu tố cần quan tâm khi cải tạo ao nuôi tôm:

– Chất đất, chất lượng đáy ao và chất lượng nước nuôi vụ trước

Khi chất đất, chất lượng đáy ao hay chất lượng nước nuôi tôm từ vụ nuôi trước đạt chất lượng tốt, ít nhiễm virus, vi khuẩn, cũng như tôm thương phẩm thu hoạch tốt, không nhiễm bệnh thì việc cải tạo ao nuôi tôm được xem là khá dễ dàng. Đồng thời, chất lượng đất, đáy ao hay nước ao từ các vụ nuôi trước tốt cũng chứng tỏ rằng ao nuôi này ít bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, mầm bệnh tồn đọng.

– Kỹ thuật phơi đáy ao khi cải tạo ao nuôi tôm

Phơi đáy ao nuôi là bước đầu tiên và không thể thiếu trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm. Phơi đáy sẽ giúp oxy hóa các chất hữu cơ, nhờ vào ánh nắng mặt trời để xử lý tốt lớp bùn đáy ao vụ cũ, giảm tối đa các loại vi khuẩn có hại và mầm bệnh. Thông thường thời gian phơi đáy là từ 3-4 tuần cho đến khi nền đất đáy nứt nẻ. Khi cải tạo tốt môi trường đáy này sẽ tạo thuận lợi cho các yếu tố cải tạo tiếp theo.

Các yếu tố cần chú ý khi cải tạo ao nuôi tôm
Bà con chà bạt, rửa ao để cải tạo ao nuôi tôm, chuẩn bị cho vụ mới.

– Kỹ thuật xới đất đáy ao khi cải tạo ao nuôi tôm

Đất, bùn đáy sẽ được cào xới, ủi lại sẽ làm cho đất thoáng khí, cào đến những khu vực yếm khí là chỗ tích tụ nhiều chất hữu cơ và giải quyết chúng. Tuy nhiên, nếu ao nuôi tôm có tính axit do chứa quặng sắt thì không nên cày xới vì sẽ làm giảm pH nền ao.

– Bón vôi (CaO) khi cải tạo ao nuôi tôm

Việc bón vôi (CaO) khi cải tạo ao nuôi tôm có tác dụng làm bùn ao tơi xốp, thúc đẩy phân hủy hữu cơ, đồng thời giải phóng N, P, K trong bùn và tăng độ dinh dưỡng, ổn định pH trong môi trường ao nuôi. Sau khi xới đất khoảng 5-10cm thì rải vôi CaO liều 5-10kg/100m2. Bà con có thể tham khảo cách bón vôi khi cải tạo ao nuôi tôm như sau:

  • Khi tháo cạn nước, lấy tổng hợp các vị trí đất trộn vào nhau, phơi khô, tán nghiền mẫu và đo pH.
  • Loại bỏ thể lắng đọng các vật liệu đất đá sinh ra từ quá trình địa chất hoặc thiên nhiên trong quá trình nuôi.
  • Nếu đất có tính axit thì rải vôi khi đất còn đang ẩm (tránh cày xới).
  • Sau khi rải vôi CaO mà đất không khô được nên dùng qua vôi sống hoặc vôi tôi.

– Tạo màu nước cho ao nuôi mới

Hiện nay, có 2 phương pháp được sử dụng để tạo màu nước cho ao nuôi mới được áp dụng nhiều, đó là bằng cách bón phân hoặc sử dụng vi sinh để gây màu nước. Nước trong ao nuôi cần được gây màu từ ban đầu để động thực vật phù du phát triển làm nguồn thức ăn cho tôm, tạo môi trường yêu thích cho tôm giai đoạn nhỏ. Vi sinh vật có lợi còn phân hủy chất hữu cơ dư thừa giúp môi trường nước chất lượng.

– Xử lý và kiểm soát chất lượng nước

Khi cải tạo ao nuôi tôm, bà còn cần phải tiến hành xử lý và kiểm soát chất lượng nước. Nguồn nước nuôi phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố môi trường, cụ thể như:

  • Nồng độ Oxy hòa tan > 4mg/l;
  • Độ pH: 7,5 – 8,5;
  • Độ mặn 10-15 phần ngàn;
  • Độ trong đạt 30-40cm.

Ngoài ra, bà con nên chạy quạt, sục khí phù hợp cho từng mật độ và diện tích nuôi và phải chạy liên tục trong quá trình nuôi để đảm bảo oxy cho con tôm. Bên cạnh đó, việc cung cấp hệ vi sinh có lợi bằng các loại vi sinh uy tín, đúng chủng loại cũng là một điều cần thiết.

Men vi sinh xử lý và làm sạch nước giúp cải tạo ao nuôi tôm

Bà con có thể tham khảo sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chứa 13 chủng vi sinh hoạt động hiệu quả tại môi trường nước nuôi tôm, giúp gây màu trà phù hợp thả tôm, đồng thời có khả năng xử lý và làm sạch nước ao nuôi tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.

Sản phẩm men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA C được Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) nghiên cứu và phát triển từ năm 1976.Với khả năng xử lý và làm sạch nước ao nuôi, men vi sinh Microbe-Lift AQUA C mang lại nhiều lợi ích như:

  • Hạn chế hình thành bùn đáy, giảm tần suất và chi phí nạo vét đáy ao.
  • Phòng ngừa và giảm hình thành khí độc có hại trong ao nuôi và ức chế các vi sinh vật gây bệnh.
  • Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tiết kiệm chi phí thức ăn.
  • Tăng sản lượng thu hoạch từ 30 – 50% do bà con có thể thả nuôi với mật độ cao hơn
  • Thích ứng tốt với tổ hợp vi sinh có cả 3 chủng hiếu khí – kỵ khí – tùy nghi và chịu được độ mặn lên tới 40‰.
Các yếu tố cần chú ý khi cải tạo ao nuôi tôm
Men vi sinh xử lý môi trường nước hiệu quả trong cải tạo ao nuôi tôm.

Như vậy, việc cải tạo ao nuôi tôm đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo môi trường. Bằng cách hiểu và quản lý chúng một cách hợp lý, chúng ta có thể tối ưu hóa sản xuất tôm, đồng thời giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường nước. Thông qua sự cải tiến liên tục và chú ý đến các yếu tố quan trọng, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu của một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững và phát triển.

Trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, bà con hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị/cải tạo ao nuôi tôm để bước vào vụ nuôi mới hiệu quả