Kết hợp 3 phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải ngành dệt nhuộm là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường chính do sự hiện diện của nhiều loại thuốc nhuộm khó phân hủy. Ngoài ra, dệt nhuộm là một trong những ngành sử dụng nhiều nước nhất và tạo ra các chất thải bao gồm các phân tử hữu cơ khó phân hủy nói chung, các vấn đề về màu sắc, nồng độ cao về BOD, COD, sợi, chất hoạt động bề mặt, chất tẩy rửa và dung môi… Để xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau.

Kết hợp 3 phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Ô nhiễm từ nước thải dệt nhuộm

Nước thải ngành dệt nhuộm là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường chính do sự hiện diện của nhiều loại thuốc nhuộm khó phân hủy. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm là một trong những ngành sử dụng nhiều nước nhất và tạo ra các chất thải bao gồm các phân tử hữu cơ khó phân hủy nói chung, các vấn đề về màu sắc, nồng độ cao về Nhu cầu oxy sinh học (BOD), Nhu cầu oxy hóa học (COD), sợi, chất hoạt động bề mặt, chất tẩy rửa và dung môi…

Ước tính có khoảng 300.000 tấn thuốc nhuộm tổng hợp được thải ra mỗi năm trên toàn thế giới. Vì vậy, nước thải dệt nhuộm không được xử lý hoặc xử lý không triệt để sẽ gây hại cho đời sống thủy sinh và trên cạn…

Kết hợp 3 phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Ngành công nghiệp dệt nhuộm.

Ngành dệt nhuộm đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về xả nước thải an toàn do tính chất phức tạp của nó.

Nước thải dệt nhuộm là hỗn hợp phức tạp của muối, axit, kim loại nặng, thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ, chất màu và thuốc nhuộm… được tạo ra từ các quy trình khác nhau có đặc điểm là độ pH, nhiệt độ, BOD, COD cao, chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng và hòa tan. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm ở một vài nhà máy còn chứa các kim loại nặng, chẳng hạn như Cr, Zn, Cu và Al do thuốc nhuộm phức hợp kim loại tạo ra.

Do đặc điểm và tính chất nước thải dệt nhuộm khá phức tạp nên để xử lý triệt để cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý như: Phương pháp xử lý cơ học, phương pháp xử lý hóa lý và đặc biệt là phương pháp xử lý sinh học.

Kết hợp 3 phương pháp giúp xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả

– Phương pháp xử lý cơ học:

Xử lý nước thải bằng cơ học là một phần không thể thiếu trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm. Xử lý cơ học bao gồm nhưng hạn mục xử lý như: song chắn rác thô, thiết bị lược rác tinh (cơ học/tự động bằng máy), lắng sơ bộ, bể điều hòa.

  • Song chắn rác thô, thiết bị lược rác tinh (cơ học/tự động bằng máy), lắng sơ bộ: Giúp loại bỏ những chất có kích thước lớn ví dụ cành cây, gỗ, lá cây, sỏi, thủy tinh, hay cát, … ra khỏi nước thải.
  • Tháp giải nhiệt: Nước thải dệt nhuộm thông thường có nhiệt độ khá cao, vì vậy nước thải trước khi đưa vào xư lý cần được giải nhiệt để giảm nhiệt độ xuống < 36 độ.
Kết hợp 3 phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Hệ thống giải nhiệt trong sơ đồ công nghệ nước thải dệt nhuộm.
  • Bể điều hòa: Giúp điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm.

– Phương pháp xử lý hóa lý:

Xử lý nước thải bằng hóa lý được ứng dụng phổ biến hầu hết các hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, có thể tùy thuộc vào tính chất nước thải đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra mà có thể đưa ra quyết định lựa chọn xử lý hóa lý bậc 1 hoặc bậc 2 trong công nghệ xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải.

  • Keo tụ tạo bông kết hợp lắng hóa lý: Giúp xử lý cặn, huyền phù, chất keo mang hàm lượng COD cao.
  • Bể khử trùng: Khử trùng nước sau xử lý để xử lý vi sinh, một phần độ màu, COD, … bằng hóa chất Clorine.

– Phương pháp xử lý sinh học:

Thông thường nước thải diệt nhuộm chủ yếu hàm lượng COD, BOD, TSS và độ màu cao, còn hàm lượng tổng Nitơ thấp nên vì thế công nghệ xử lý sinh học hiếu khí được áp dụng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.

Bể sinh học hiếu khí (Aerotank Tank): Là dạng bể sinh học với bùn hoạt tính được xáo trộn hoàn toàn nhờ quá trình sục khí. Các cơ chế phân hủy hợp chất hữu cơ trong bể. Thông thường phải kết hợp với bể lắng sinh học để tách sinh khổi bùn ra khỏi nước thải sau xử lý. Bùn tách ra được tuần hoàn 100% về bể Aerotank hoặc được xả bỏ nếu lượng bùn dư.

Trong quá trình vận hành không ít lần hệ thống gặp các sự cố vi sinh bị sốc tải và giảm hiệu suất tải khi xử lý nước thải dệt nhuộm, BIOGENCY có dòng sản phẩm phù hợp để khắc phục tình trạng này đó là Microbe-Lift IND.

Kết hợp 3 phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Bể Aerotank sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong xử lý nước thải dệt nhuộm.

Sở dĩ dòng men vi sinh Microbe-Lift IND trên được lựa chọn để khắc phục sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bởi vì chúng chứa mật độ vi sinh vật có khả năng xử lý BOD/COD lớn, chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường, có thể bổ sung trực tiếp vào bể hiếu khí, từ đó giảm thiểu được thời gian ngâm ủ/kích hoạt.

Liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về men vi sinh Microbe-Lift IND cũng như phương án xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả nhất hiện nay!

>>> Xem thêm: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Trả lời